Sứ mệnh của một doanh nghiệp trong thời đại sống chung với dịch

Giữa những biến động do COVID-19, nhiều doanh nghiệp đang đưa ra những chiến lược phù hợp với xu hướng “sống chung với dịch” thay vì “đẩy lùi dịch bệnh” như trước đây.
Uyên Trần
Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Làn sóng COVID-19 thứ tư (04/2021) khiến nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi tư duy - từ “đẩy lùi” sang “sống chung với” dịch bệnh. Đi kèm là những chiến lược kinh doanh mới, nhằm phục vụ cho những nhu cầu mới của xã hội.

Trong bối cảnh đó, đảm bảo an toàn khi di chuyển trở thành một trong những nhu cầu cấp thiết của nhiều người. Các ứng dụng gọi xe phải đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn nhằm bảo vệ cho cả bác tài và hành khách. Vì vậy, hãng gọi xe công nghệ Gojek đã được thị trường hoan nghênh chào đón khi tiên phong đón đầu xu hướng này với “đứa con sinh ra vào mùa bão” - GoCar Protect.

Gặp lại anh Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc của Gojek Việt Nam sau hơn một năm GoViet chính thức hợp nhất ứng dụng và thương hiệu thành Gojek Việt Nam, không chỉ bị lôi cuốn bởi cách kể chuyện có duyên của chàng trai 8x này, người nghe còn không khỏi thán phục bởi câu chuyện “vượt bão” của Gojek trong một ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 trong năm 2021.

Uyển chuyển trong những tình huống khó khăn nhất

“Năm 2021 được chúng tôi dự định là một năm bùng nổ của Gojek Việt Nam với nhiều sản phẩm mới được triển khai”, anh Đức chia sẻ. Theo kế hoạch đó, đầu năm 2021, Gojek đã cho ra mắt hơn 40 tính năng để giúp cho các dịch vụ trên Gojek diễn ra nhanh chóng, tiện lợi, an toàn. Trong đó, GoBiz - ứng dụng mới dành riêng cho nhà hàng hoạt động trên GoFood - đã ra đời từ tháng 3 để hoàn thiện 3 siêu ứng dụng Gojek dành riêng cho 3 đối tượng là người dùng, đối tác tài xế và nhà hàng.

Thế nhưng làn sóng COVID-19 thứ tư đã khiến nhiều kế hoạch ở quý 2 và 3 phải hoãn lại, bao gồm dự án ra mắt GoCar - 1 trong 2 sản phẩm chủ chốt của Gojek trong năm 2021 bên cạnh phương thức thanh toán không tiền mặt. Gojek cũng đối mặt với nhiều khó khăn, tất cả các dịch vụ ở Hà Nội của Gojek đều tạm đóng, ở TP.HCM chỉ vận hành dịch vụ giao hàng GoSend và dịch vụ đặt thực phẩm và nhu yếu phẩm trên GoFood trong giai đoạn giãn cách.

Với sứ mệnh “Mang lại những giá trị tích cực” với mong muốn tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho người dân thành phố, Gojek phải uyển chuyển linh hoạt để giữ lời cam kết của mình. Rất nhiều thay đổi đã được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho cả tài xế và khách hàng và đáp ứng các yêu cầu phòng dịch, giúp cho chuỗi cung ứng hàng hoá được duy trì liền mạch, và đáp ứng nhu cầu về hàng hoá thiết yếu hàng ngày của người dân.

Gojek cũng triển khai nhiều chương trình để hỗ trợ đối tác và cộng đồng vượt qua và thích ứng với đại dịch, như vận chuyển miễn phí người dân đi tiêm vaccine, gói hỗ trợ tiền mặt trị giá hơn 4 tỷ đồng dành cho các bác tài, hỗ trợ nhiều nhà hàng nhỏ và siêu nhỏ chuyển dịch lên GoFood để tiếp cận với khách hàng mới. Chương trình “Vùng Freeship” của Gojek cung cấp dịch vụ giao đồ ăn miễn phí ở nhiều khu vực, nhằm giảm bớt sự ngần ngại cho khách hàng khi có nhu cầu đặt hàng nhiều lần, từ đó kích cầu, mang tới cho các nhà hàng nhiều khách hàng và nhiều cơ hội doanh thu hơn, giúp họ duy trì hoạt động.

Bên cạnh đó, Gojek cũng linh hoạt giúp nhiều nhà hàng chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng nhu yếu phẩm trên nền tảng GoFood, giúp họ duy trì kinh doanh cũng như hỗ trợ người dân có đủ lương thực trong những ngày tháng đại dịch căng thẳng.

GoCar - một sản phẩm ý nghĩa sinh ra từ đại dịch

GoCar là một kế hoạch lớn trong chiến lược phát triển năm 2021 của Gojek. Mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch và thời gian dự kiến cho đến đầu tháng 6/2021, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở TP.HCM, các dịch vụ vận tải phải tạm ngừng. Do đó, Gojek đành tạm gác dự định GoCar.

Vào đầu tháng 08/2021, giữa lúc dịch diễn biến phức tạp nhất, Gojek nhận ra một nhu cầu di chuyển rất lớn của lực lượng y tế tuyến đầu tại TP.HCM đang chưa được đáp ứng trong bối cảnh các phương tiện vận chuyển bị hạn chế. Và đó là lúc Gojek quyết định đóng góp công sức, và nguồn lực đã chuẩn bị để chung tay cùng thành phố chống dịch. Không chỉ khởi động lại kế hoạch GoCar, Gojek còn ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt GoCar Protect, với những tính năng bảo vệ tăng cường nhằm đảm bảo sức khỏe cho các y bác sĩ.

Điều đáng nói là Gojek chỉ có chưa đầy 2 tuần để ra mắt GoCar Protect vào ngày 19/8, trong khi khối lượng công việc chuẩn bị chồng chất: tuyển dụng và đào tạo tài xế, thu xếp khách sạn và các phương án ăn ở, tổ chức cho tài xế xét nghiệm PCR và tiêm vaccine,... Chương trình này của Gojek đã thành công ngoài mong đợi khi các đối tác tài xế đều trở về nhà an toàn, không ai bị nhiễm bệnh hoặc ảnh hưởng bởi COVID-19.

Anh Phùng Tuấn Đức chia sẻ, theo nghiên cứu của McKinsey, nếu như trước đại dịch, những người đi làm quan tâm đến “thời gian đến nơi”, “sự tiện lợi” và “không gian và sự riêng tư” khi di chuyển bằng các dịch vụ gọi xe, thì kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, và ngay cả khi chuyển sang thời kỳ bình thường mới, “rủi ro lây nhiễm” đã trở thành yếu tố được quan tâm số 1 trước mỗi lựa chọn di chuyển.

Đứng trước xu hướng thay đổi này, Gojek đã chính thức triển khai GoCar Protect - dòng sản phẩm đã từng phục vụ các y bác sĩ tuyến đầu để phục vụ người dân TP.HCM vào tháng 11/2021 và Hà Nội đầu tháng 1/2022. Tất cả các đối tác tài xế GoCar đều được đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Các xe GoCar Protect được trang bị dung dịch khử khuẩn và tấm chắn bảo vệ trong suốt ngăn cách giữa tài xế và hành khách. Đây cũng là dòng xe ô tô công nghệ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được trang bị đồng bộ máy lọc không khí SHARP có khả năng vô hiệu hoá tới 99,4% virus trong không khí.

Tâm bất biến giữa thị trường vạn biến

Nền kinh tế số của Việt Nam sẽ còn tăng trưởng 30-40%, và được dự đoán sẽ đạt con số khoảng 4,5 tỷ USD vào năm 2025. Hơn nữa, Việt Nam còn là quốc gia với độ tuổi dân số trẻ, cùng tỷ lệ người sử dụng smartphone ở 2 thành phố lớn lên đến 60%.

Anh Phùng Tuấn Đức nhận định, thị trường ở tầm vĩ mô cho thấy một xu thế rất rõ ràng về tốc độ tăng trưởng, riêng với ngành gọi xe thì vẫn còn rất nhiều dư địa. Chính vì thế mà khi bước vào thị trường, Gojek không quá quan tâm đến vấn đề cạnh tranh, vì thị trường vẫn còn rất nhiều khoảng trống và những nhu cầu chưa được đáp ứng.

Sự ra đời của GoCar Protect là thông điệp cho thấy: kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất sẽ luôn tiềm ẩn những cơ hội, những giải pháp giúp doanh nghiệp tiến xa hơn. Và sứ mệnh của một doanh nghiệp chính là mang lại những giải pháp có ý nghĩa nhất để phục vụ đời sống của cộng đồng. Điều này đã, đang và sẽ luôn là kim chỉ nam cho của Gojek trên con đường phát triển bền vững tại Việt Nam.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục