Tin Một Dòng: Đóng cửa biên giới, điều gì xảy ra với nền kinh tế?

Các nước đã đóng cửa biên giới ngăn COVID-19 lan rộng. Điều này tác động gì đến các nền kinh tế và tình hình người lao động trong nước đang thế nào?

An Anh Vũ
Tin Một Dòng: Đóng cửa biên giới, điều gì xảy ra với nền kinh tế?

Tóm tắt tình hình kinh tế trong nước và quốc tế từ 18 – 20/3.

Sơ lược kỳ trước:

Đối mặt với kinh tế rối loạn vì COVID-19, FED (cục dự trữ liên bang Mỹ) đã 2 lần hạ lãi suất khẩn cấp khiến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán hoang mang.

Hệ quả: chứng khoán Mỹ lao dốc nhiều nhất trong lịch sử với 3 lần phải ngừng giao dịch trong 1 tuần, kéo theo sự đỏ lửa của chứng khoán toàn thế giới (Việt Nam cũng có kỳ giảm kỷ lục trong 19 năm). Giá vàng và USD theo đó cũng biến động mạnh khi nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu và chuyển qua các mục đầu tư an toàn hơn.

Chuyện kỳ này (18 – 20/3):

CÁC NƯỚC “MẠNH TAY” ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI NGĂN ĐẠI DỊCH, HỆ QUẢ LÀ GÌ?

Thế giới

Chứng khoán: Chứng khoán Mỹ ngắt mạch lần thứ 4 (19/3) khi các nước tăng cường phong tỏa, nhưng sau đó đã phục hồi nhẹ nhờ đà tăng của cổ phiếu nhóm ngành năng lượng và công nghệ sau khi hàng loạt động thái giải cứu kinh tế được tung ra.

Dầu mỏ: nhu cầu dầu dự báo sẽ giảm 8-9 triệu thùng/ngày và đã mất giá gần 20% (thấp nhất trong 18 năm) do chính sách hạn chế di chuyển trên toàn thế giới.

Người lao động: dự báo lao động toàn cầu sẽ mất 860 – 3.400 tỷ USD và có thêm 35 triệu người ở mức nghèo khổ sau đại dịch.

Việt Nam

Chứng khoán: VN-Index tiếp tục giảm điểm, nhưng cổ phiếu Sasco bất ngờ tăng giá do chủ tịch tập đoàn này, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết ủng hộ 30 tỷ đồng để chống dịch và hỗ trợ miền Tây.

USD: Giá USD tăng vọt khi giới đầu tư bán tháo mọi loại tài sản để thu tiền mặt và hiện được Vietcombank niêm yết ở mức 23,340 đồng (mua vào) và 23,530 đồng (bán ra).

Vàng: chịu áp lực từ đồng USD, giá vàng tăng giảm thất thường và hiện niêm yết ở 45,95 – 46,35 triệu đồng/lượng.

Bất động sản: doanh nghiệp đối mặt nguy cơ phá sản vì hoạt động tiếp thị hạn chế; tồn kho cao khiến sụt giảm doanh thu; chi phí đầu tư, nợ xấu, lãi vay tăng cao khi vốn dĩ đã gặp khó khăn trong 2 năm gần đây.

F&B: doanh thu giảm tới 50% khiến hàng loạt chuỗi cửa hàng ăn uống đóng cửa, trong đó có các thương hiệu nổi tiếng như Otoke Chicken, Kichi-kichi, Gogi House…., thay vào đó hình thức giao hàng được tích cực triển khai.

Du lịch: Hàng loạt chủ homestay rao cho thuê phòng dài hạn vì thua lỗ khi khách du lịch hủy đặt phòng do không được cấp visa và sợ đi lại mùa dịch.

Dệt may: Cổ phiếu dệt may lao dốc đồng loạt (TCM, TNG, VGT, FTM…) sau khi EU và Mỹ thống nhất đóng cửa biên giới và nhiều doanh nghiệp ngừng đơn hàng từ Việt Nam do khó khăn.

Nhân sự: Từ 15/3, hàng ngàn nhân viên khối văn phòng của các tập đoán lớn: Vingroup, Vinamilk, Unilever, Tiki, Be Group, Navigos Search… bắt đầu làm việc ở nhà, tuy nhiên điều này khó áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất hay đòi hỏi hệ thống làm việc bảo mật.

Chuyện kỳ tới (21 – 24/3):

Hàng chục hãng dầu Mỹ đang đối mặt nguy cơ phá sản khi giá dầu rơi tự do và cả ngành dự đoán sẽ biến mất sau 18 tháng nếu tình hình không cải thiện. Đứng trước cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia, Mỹ sẽ làm gì và kết quả ra sao? Cùng đón chờ Tin Một Dòng kỳ tới.

Có thể bạn muốn biết

#KhủngHoảngTàiChính2008

Tình hình đang ngày càng tồi tệ và nhiều người dự đoán suy thoái kinh tế sẽ xảy ra. Chúng ta có thể phải đối mặt với điều gì? Cùng nhìn lại suy thoái kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.


#TinMộtDòng tóm tắt trong 1 câu các sự kiện kinh tế đang diễn ra trong nước và thế giới.

Điểm tin được thực hiện bởi Anh Vũ.

Xem thêm:

[Bài viết] Tin Một Dòng: COVID-19 lan rộng nhưng chứng khoán và nông sản Việt đã lóe tín hiệu lạc quan

[Bài viết] Vì sao cần theo dõi chứng khoán dù không chơi cổ phiếu? Đặc biệt trong mùa dịch này?


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục