Tương lai dài hạn của thị trường F&B Việt Nam vẫn sẽ tươi sáng
Ở thời điểm kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay, việc tạm ngừng để đánh giá lại chiến lược đầu tư là một điều dễ hiểu. Việc đi đến những quyết định tức thời là việc làm cần thiết, nhưng không thể vì thế mà bỏ qua những xu hướng mang tính lâu dài hơn. Đây chính là điểm mấu chốt để ngành công nghiệp F&B tại Việt Nam duy trì sức bật, đặc biệt là so với các thị trường đã và đang phát triển khác trong khu vực Đông Nam Á.
Nhìn sâu vào bối cảnh F&B hiện tại ở Việt Nam, bất kỳ ai đang hoạt động trong ngành chắc hẳn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Corona. Nhưng với tâm thế là một thị trường mới nổi, nền kinh tế của Việt Nam còn nhiều đất để phát triển hơn trong tương lai lâu dài. Vì thế, thị trường F&B Việt vẫn đang nắm giữ một tương lai đầy triển vọng.
Theo dữ liệu công bố bởi Euromonitor, GDP của Việt Nam đang phát triển ở mức bình quân 6% mỗi năm trong giai đoạn 2011 đến 2020. Trong khi đó, theo Statista, năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép của riêng thị trường F&B rơi vào khoảng 10% mỗi năm, vượt trội hơn so với mức tăng trưởng chung. Trong khi đó, thị trường F&B tại Nhật trong vài năm qua vẫn không có sự tăng trưởng đáng kể và được dự đoán sẽ suy giảm trong tương lai sắp tới.
Xu hướng phát triển mà chúng tôi quan sát được tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến 2020 là khá rõ ràng, và cá nhân tôi không nhận thấy bất kỳ chiều hướng phát triển bất thường vào, dù các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong mùa dịch. Dĩ nhiên, một số sự điều chỉnh trong thị trường–tại cả Việt Nam và Đông Nam Á–là điều không thể tránh khỏi.
Đằng sau sự phát triển vượt trội của nền công nghiệp F&B tại Việt Nam là các yếu tố văn hoá và kinh tế đặc trưng. Ví dụ là văn hoá ăn ngoài tại Việt Nam. Khách hàng Việt thường thích dùng bữa sáng nhanh, thuận tiện, trên đường đến công sở, thay vì ăn sáng tại nhà. Đối với bữa trưa [và có thể là cả bữa tối] cũng tương tự như vậy.
Một khía cạnh khác đáng cân nhắc chính là văn hoá “nhậu” tại Việt Nam. Đối với các quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có cồn đáng kể tại Đông Nam Á, thị trường Việt Nam khá nổi trội. Cụ thể là, lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới vào năm 2018. Hơn nữa, phụ nữ Việt Nam cũng là đối tượng sử dụng đồ uống có cồn, vì vậy, con số tiêu thụ không hẳn chỉ phục thuộc vào nam giới. Nhìn chung, khả năng chi tiêu ăn uống trên đầu người tại Việt Nam cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.
Phát triển dựa theo nhu cầu của những thực khách Việt sành ăn chính là các nhà hàng bình dân, vườn bia, nhà hàng tầm trung và cao cấp. Theo Daiwa Research 2013, có khoảng 6.3 nhà hàng trên 1000 người tại Việt Nam, vì thế, thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển.
Trên thực tế, các doanh nghiệp và chủ nhà hàng Nhật Bản từ lâu đã nhận ra tiềm năng của Việt Nam. Trong vòng ba năm trở lại đây, họ đồng loạt mở các cửa hàng đầu tiên như CoCo Ichibanya, Ippudo, HACHIBAN Ramen, chuỗi nhà hàng Ringer Hut, Yoshinoya,Sukiya và Watami. Sắp tới, chuỗi nhà hàng Burger Nhật Bản–Mos Burger’s–cũng sẽ ra mắt tại Vietnam vào năm 2020.
Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một số thiếu sót tại các chuỗi nhà hàng này khi vận hành tại Việt Nam. Nếu các nhà hàng không có đủ tài sản thế chấp, thì ngân hàng sẽ không cung cấp các khoản vay, vì thế các doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở chuỗi cửa hàng. Vì thế, thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, đóng vai trò như nhà đầu tư, đã và đang tích cực hỗ trợ các nhà hàng này.
Kamereo là một ví dụ điển hình, chúng tôi xây dựng một hệ thống nền tảng cho phép các nhà hàng vừa và nhỏ có thể mua các mặt hàng cơ bản trực tiếp từ nhà cung cấp. Với KameRau, chúng tôi có khả năng cắt giảm khâu trung gian, cho phép các doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình thu mua, tiết kiệm và tái đầu tư nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp.
Với mục đích hỗ trợ thị trường F&B tại Việt Nam vượt qua thời điểm khó khăn này, tôi hy vọng mỗi doanh nghiệp sẽ luôn nắm rõ diễn biến của thị trường, kết nối và tập trung vào sự phát triển trong tương lai phía trước. Với vị thế là một thị trường mới nổi, Việt Nam luôn là điểm đến với những cơ hội tốt cho các doanh nhân trong lĩnh vực F&B muốn đầu tư vào thị trường Đông Nam Á, miễn là chúng ta luôn nắm được cốt lõi nằm ở sự phát triển lâu dài.
Bài viết nêu góc nhìn của Taku Tanaka, CEO và đồng sáng lập của – nền tảng cho phép các nhà hàng vừa và nhỏ có thể mua các mặt hàng cơ bản trực tiếp từ nhà cung cấp.
Ảnh Bìa: KAMEREO
Xem thêm:
[Bài viết] “Connect the dots” – kỹ năng thiết yếu trong thời công nghiệp 4.0
[Bài viết] How I Manage: CEO KAMEREO Taku Tanaka