02 Thg 06, 2022ThươngBóc Term

Zombie-ing: Lơ chi rồi lại vờ như không gì xảy ra?

Một ngày đẹp trời, kẻ đã bơ tin nhắn của bạn suốt 3 tháng nay bỗng dưng "hiện hồn" hỏi thăm. Lúc này bạn cảm thấy ra sao?
Hue ng
Nguồn: Unsplash

Nguồn: Unsplash

1. Zombie-ing là gì?

Zombie-ing /ˈzɒm.bi-ɪŋ/ chỉ một người từng ngó lơ bạn nhưng sau một thời gian thì quay lại chủ động nhắn tin, gọi điện hỏi thăm như thể không có chuyện gì xảy ra.

Zombie-ing là phiên bản “sinh sau đẻ muộn” của ghosting. Nếu đã từng bị ghost, bạn hẳn hiểu được cảm giác bối rối, khó chịu và tức giận khi một người thân thiết bỗng dưng “bơ” mình. Và khi bạn tưởng rằng bản thân đã vượt qua nỗi đau bị “bơ đẹp” ấy, thì người kia bỗng dưng “hồi sinh.”

2. Nguồn gốc của zombie-ing?

Nghĩa bóng của từ zombie-ing được cho là “ăn theo” từ ghosting. Nếu ghost (bóng ma) ám chỉ sự “bay màu” vĩnh viễn của đối tượng, thì zombie (xác sống) ngụ ý cho sự quay lại và gây ám ảnh, giống như những xác chết đội mồ sống dậy trong phim kinh dị.

Đoạn tin nhắn dưới đây chính là một ví dụ điển hình cho hiện tượng zombie-ing.

Tương tự ghosting, zombie-ing cũng thường được sử dụng khi nói về mối quan hệ lãng mạn. Nghĩa bóng của từ zombie-ing được biết đến vào khoảng năm 2017 khi mà các nền tảng hẹn hò online trở nên phổ biến, khiến việc đến, đi, rồi trở lại dễ dàng hơn nhiều.

Sự “xa mặt cách lòng” của việc nhắn tin làm nhiều người dễ lảng tránh, đồng thời cũng dễ “mặt dày” hơn. Vào thời điểm đó, tờ The Washington Post đã gọi đây là một “hiện tượng hẹn hò” (dating phenomenon) và tờ Thirst gọi đây là “hẹn hò thiếu trách nhiệm” (irresponsible dating).

Đến năm 2018, Urban Dictionary cũng đã cập nhật nghĩa bóng của zombie-ing vào bộ từ điển tiếng lóng của mình.

3. Vì sao zombie-ing lại phổ biến?

Theo tờ Cosmopolitan, xu hướng zombie-ing trở nên phổ biến trong đợt giãn cách xã hội. Khi phải dành nhiều ngày một mình, chúng ta cảm thấy cô đơn, chán nản và có cơ hội dành nhiều thời gian suy ngẫm lại những mối quan hệ trước kia. Và rất có thể trong dịch COVID, bạn cũng đã nhận được tin nhắn của một zombie nào đó.

Và không phải zombie nào cũng xấu. Trích lời tiến sĩ Jaime Zuckerman, zombie được chia làm hai loại: zombie “sâu sắc” và zombie “hời hợt.”

Nhóm đầu tiên do mất đi sự thích thú với đối phương nhưng lại không biết mở lời như thế nào nên chọn cách im lặng và “bốc hơi.” Tuy nhiên sau một thời gian, họ cảm thấy có lỗi về hành động ghosting, nhận ra bản thân vẫn còn quan tâm, hoặc đã sẵn sàng hơn cho mối quan hệ, thế nên họ quyết định chủ động hỏi thăm và xây dựng lại mối quan hệ.

Mặt khác, zombie “hời hợt” thì thường không nhận ra ảnh hưởng của việc ghosting lên người khác. Họ nhắn tin gọi điện đơn giản vì họ cảm thấy chán, cô đơn hoặc tò mò không biết người bị bơ còn muốn nói chuyện lại không.

Nếu một ngày đẹp trời bạn nhận được tin nhắn từ zombie, thì dưới đây là 10 gợi ý đối phó từ wikiHow:

  1. Xem bản thân muốn gì trước khi trả lời
  2. Bơ luôn nếu không hứng thú
  3. “Chỉ mặt gọi tên” hành vi của họ
  4. Hỏi thăm lý do đằng sau việc họ bỗng dưng nhắn tin lại
  5. Đáp trả một cách xéo xắt
  6. Giả vờ rằng bạn không biết số điện thoại của họ
  7. Trả lời qua loa nếu bạn không hứng thú
  8. Cho họ cơ hội thứ 2 nếu họ đưa ra một lý do hợp tình hợp lý
  9. Sống tiếp đời bạn nếu họ lại “chứng nào tật đó”
  10. Tìm kiếm một người khác tôn trọng thời gian của bạn hơn

4. Sử dụng zombie-ing như thế nào?

Tiếng Anh

A: I have ghosted her for three months, should I say hi again?

B: Oh man, do you really want to zombie her like that?

Tiếng Việt

A: Ê tao ghost bạn đó ba tháng rồi, có nên chào hỏi lại không?

B: Trời, mày tính zombie bạn như thế hả?


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục