Vietcetera search icon

Ai rồi cũng “ghiền” tóp tóp!

Bạn đã cập nhật xu hướng mới trên TikTok chưa?
Lê Lang
Tóp tóp là gì mà ai rồi cũng mê?

Tóp tóp là gì mà ai rồi cũng mê?

1. Tóp tóp là gì?

Tóp tóp là cách nói vui của TikTok - một nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội có hơn 1 tỉ người dùng mỗi tháng.

2. Nguồn gốc tóp tóp?

Tóp tóp được cho là bắt nguồn từ câu nói của một cụ bà ở Quảng Ninh. Theo đó, vào một ngày đẹp trời, người cháu (với sở thích quay TikTok) đã quyết định ghi lại khoảnh khắc hài hước của bà và đăng tải trên trang TikTok cá nhân.

Trong các video, bà thường xuất hiện với năng lượng tích cực, nhưng đôi lúc, bà cũng phải “bật chế độ” đanh đá, mắng yêu đứa cháu: “Con này chỉ rỗi hơi, lúc nào cũng quay tóp tóp”. Câu nói này cũng là câu nói làm nên “thương hiệu” của bà.

Hiện tại, bạn có thể tìm thấy nhiều hình ảnh của bà trên tài khoản TikTok @pham.quynh.anh

3. Tóp tóp phổ biến khi nào?

Tóp tóp chỉ mới xuất hiện vào 2 tháng trước và vẫn còn sức nóng đến tận bây giờ. Không chỉ trên TikTok, “từ vựng” này còn xâm chiếm đủ mọi nền tảng: Facebook, YouTube và cả Instagram.

TikTok hiện là nền tảng có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng mạng Việt Nam. Theo thống kê, hiện có gần 17 triệu người dùng TikTok ở Việt Nam. Sức hút của nền tảng này chủ yếu đến từ các video ngắn dễ gây nghiện.

Ngoài ra, video TikTok cũng thường xuyên được đăng lại trên nền tảng khác. Vì thế, mỗi khi có trào lưu mới (hay tiếng lóng mới) xuất hiện, người không xài TikTok vẫn nhanh chóng đuổi kịp trào lưu, và tóp tóp là một ví dụ minh họa.

Mặc dù người sáng chế ra câu nói là một cụ bà, nhưng vì nghe dễ thương, dân mạng đã chôm về làm “của công”. Theo luật bất thành văn, tóp tóp chính thức là một ngôn ngữ mạng!

Giáo sư Nguyễn Văn Khang, tác giả cuốn Ngôn ngữ mạng, cho biết, sử dụng biến thể tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt là một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ mạng tiếng Việt. Dân mạng thường Việt hóa cách đọc và viết tiếng Anh theo 3 cách sau:

  • Từ tiếng Anh được đọc và viết bằng tiếng Việt theo phỏng âm. Ví dụ: bi bi (bye bye), xì-tin (style), hê nhô (hello), ô sờ kê (ok), xơ cồ cây (Circle K)
  • Từ tiếng Anh được đơn tiết hóa theo kiểu Việt. Ví dụ: se (share) liền tay, tranh thủ lên phây (Facebook), nhớ meo (email) nhé.
  • Thay đổi theo âm địa phương. Chẳng hạn một số từ người miền Bắc đọc thanh sắc thì miền Nam đọc thanh nặng (chó Béc-giê và chó Bẹc-giê, quần soóc và quần soọc)

Tóp tóp rơi vào trường hợp một: từ tiếng Anh được đọc (và viết) theo lối phỏng âm. Tuy nhiên, cụ bà lại đọc thành tóp tóp chứ không phải tích tóp. Nguyên nhân có thể do cụ bà nghe nhầm, hoặc do thiếu ngữ cảnh. Bà chưa hề tiếp xúc với TikTok trước đây, nên khi nghe một từ nước ngoài lạ lẫm, bà sẽ chọn nói những từ với âm tiết gần giống và dễ đọc hơn.

Điều này giống như cách trẻ em khám phá thế giới xung quanh, khi nghe một từ xa lạ, chúng sẽ bịa ra một từ gần gũi hơn, nhưng vẫn dựa theo âm tiết đã nghe. Đây cũng là lý do ta thường có xu hướng chế lời bài hát.

Một trường hợp nổi tiếng có thể kể đến cô gái bán hàng online Trần My. Cô này thường xuyên đọc tên các sản phẩm, thương hiệu theo bản năng, không quên dặm thêm chút muối: Hadilao đọc thành há lá dồ, paraben đọc thành pa ra pẻn.

4. Những bài viết về tóp tóp tại Vietcetera?

Vì sao những nội dung video ngắn lại gây nghiện đến thế?

Bạn có dành hàng giờ lướt những TikTok challenge mới nhất, hoặc cứ mỗi lúc rảnh sẽ nhảy giữa các mẩu Instagram Stories? Bạn có thói quen xem đi xem lại những Stories cũ của mình? Bạn có hoảng hồn mỗi khi kiểm tra số giờ sử dụng ứng dụng điện thoại?

Clip “dao kéo” trên TikTok ảnh hưởng đến bạn thế nào?

Bạn đã bao giờ nhìn thấy các video ghi lại quá trình nâng mũi, bơm ngực, cắt mí, tiêm môi hay thậm chí là những loại phẫu thuật có phần khá đáng sợ chưa?

5 Cách trị mụn trên TikTok bác sĩ không khuyên bạn làm theo

Tuy nhiên, sau khi xem các video này, bác sĩ da liễu Marisa Garshick đã chia sẻ: “Chỉ vì bạn nhìn thấy nó trên TikTok, không có nghĩa là nó an toàn và tốt cho bạn.”


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục