Bất đồng ý kiến nơi công sở, giải quyết thế nào?

Bất đồng là điều không thể tránh khi làm việc. Tuy nhiên, bạn có biết bất đồng đem đến nhiều hiệu quả trong công việc? Vận dụng chúng thế nào để đi lên?

Nhi Lê
Bất đồng ý kiến nơi công sở, giải quyết thế nào?

Mâu thuẫn cá nhân là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều công ty tan rã. Chúng khiến môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, và gây ra sự khó chịu cho tất cả các bên.

Tuy thế, mâu thuẫn cũng giúp ta tốt hơn. Bất đồng về hiệu quả làm việc có thể thúc đẩy những đột phá. Ngoài việc giúp hiệu suất gia tăng, chúng có thể cải thiện các mối quan hệ và sự hài lòng trong công việc.

Để có những cuộc tranh luận hiệu quả, hãy đảm bảo các bên đồng nhất với những quan điểm sau:

  • Trung thực. Đồng nghĩa tất cả cùng muốn tìm ra cốt lõi vấn đề, dù nó có “ăn rơ” với niềm tin hay mong muốn mỗi cá nhân hay không.
  • . Không để những mâu thuẫn xảy ra vì những chống đối cá nhân. Các bên cần trung lập khi bắt đầu cuộc tranh luận.
  • và chỉ tập trung vào mục tiêu duy nhất: hiệu quả. Giải quyết những mâu thuẫn có thể đưa tới phương án giải quyết tối ưu và lâu dài hơn. Nhưng chỉ trong trường hợp mọi người cùng thống nhất quan điểm và sẵn sàng tiếp nhận cái mới.

Dưới đây là 3 chiến lược “đấu tranh” để bạn đảm bảo mình đang tiến lên chứ không phải thụt lùi.

1. Nhìn nhận vấn đề trên cùng góc độ

Mỗi khi thấy bức bối, tôi luôn tự nhủ: dù sao chúng ta vẫn là một đội. Chúng ta hướng về mục tiêu chung, tận hưởng thành tựu chung, và giải quyết vấn đề chung. Chúng ta có thể bất đồng trên chiến lược hay phương thức tiến hành hiệu quả nhất. Nhưng dù có như vậy, chúng ta vẫn trên cùng một con thuyền.

Hãy nhớ rằng, ngay từ đầu bạn sẽ không làm việc hay tuyển một người nếu không cho họ là người tốt. Vì thế hãy xây dựng mối quan hệ dựa trên niềm tin. Thay vì chăm chăm vào sự thất bại của cá nhân đó, hãy đặt niềm tin vào họ. Nếu họ có những lỗ hổng về kiến thức hay chuyên môn, bạn sẽ vẫn nhận ra mà không gây nên bất kỳ sự xúc phạm nào.

Dù chủ yếu là sự thay đổi về tư duy, điều này có thể tác động tốt đến việc giao tiếp của các bên. Khi đồng lòng giải quyết một vấn đề, quan hệ cả đội sẽ thêm khăng khít.

Hãy tạo nên những bất đồng. Nhưng không phải giữa các cá nhân mà giữa họ với các vấn đề. Điều này giúp giảm thiểu căng thẳng và tăng cường hiệu quả giao tiếp cùng kết quả công việc. Bằng cách sử dụng “chúng ta” thay vì “tôi”, bạn đang thể hiện rằng mình quan tâm đến giải pháp tích cực và sự hợp tác hài hòa giữa các bên trong dài hạn.

2. Bạn không cần lúc nào cũng đúng!

Khi tranh luận, người ta có xu hướng có hai cuộc đối thoại giống nhau – nhưng chệch nhịp. Họ đều cố tỏ ra là mình đúng và thể hiện quan điểm cá nhân thay vì lắng nghe, xác định mức độ và giải quyết vấn đề.

Khá dễ hiểu vì sao bạn lại muốn chiến thắng, nhưng nếu quá đề cao việc mình phải luôn đúng, bạn đã hoàn toàn quên mất ý nghĩa của những bất đồng này.

Bất đồng là cơ hội để hai bên bày tỏ quan điểm. Để được lắng nghe và được học hỏi. Nếu cứ chăm chăm vào giành phần thắng, chúng ta đang ngăn cản mình gặt hái những giá trị tích cực từ cuộc thảo luận.

Hãy nhớ, tỏ ra mình luôn đúng sẽ không giúp công ty phát triển và cũng không có lợi cho những mối quan hệ cá nhân.

3. Hãy để mọi người giúp bạn

Trong các tương tác xã hội, đặc biệt ở thế giới start-up, mọi người có vẻ không cho rằng việc tìm kiếm giúp đỡ là ý hay. Đó là dấu hiệu của sự yếu đuối, phần lớn nghĩ vậy. Và họ cũng thích tự gầy dựng mọi thứ từ A đến Z hơn. Thỉnh thoảng, việc nghĩ rằng mình đang tạo gánh nặng hay khiến người khác cảm thấy bực bội hay ít thiện cảm hơn cũng ngăn họ tìm kiếm sự giúp đỡ.

Theo các nhà tâm lý học, điều ngược lại mới chính xác, hay còn gọi là hiệu ứng Benjamin Franklin. Đại khái là nếu một người nào đó đã từng giúp đỡ bạn sẽ có xu hướng tiếp tục giúp đỡ hơn là để bạn giúp họ.

Điều này cũng hợp lý. Được yêu cầu giúp đỡ đồng nghĩa chuyên môn của bạn đang được đề cao và tin tưởng. Bằng việc nhờ sự giúp đỡ thay vì mở đầu cuộc thảo luận bằng giọng điệu tranh cãi, bạn đang thể hiện sự tôn trọng và thiện chí xây dựng mối quan hệ ý nghĩa với người kia.

Những người yêu cầu giúp đỡ cũng được cho rằng có năng lực tốt hơn. Nhưng dĩ nhiên, chuyện gì cũng có giới hạn và thể hiện sự biết ơn cũng rất cần thiết!

Bài viết được lược dịch bởi Nhi Lê từ bài viết gốc của Aytekin Tank đăng trên Entrepreneur.

Xem thêm:
[Bài viết] Cách phòng tránh ‘tư duy tập thể’ để họp nhóm không đi vào lối mòn
[Bài viết] Những liều thuốc ngừa drama khi làm việc nhóm


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục