Cần làm gì để ngành ngân hàng không trở thành một "gã khủng long"?

Khi công cuộc chuyển đổi số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) được tiến hành theo phương thức "tích tiểu thành đại".
Yui
Nguồn: MB Bank.

Nguồn: MB Bank.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại:
Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Chuyển đổi số là một “mũi nhọn” để thúc đẩy tăng trưởng mọi ngành kinh tế trong thời hiện đại. Những biến đổi chưa từng có tiền lệ như đại dịch Covid 19 đã khiến các ngành tài chính cũng phải đổi mới hệ thống di sản của mình. Ngân hàng Quân Đội (MB) là một trong những đơn vị tiên phong trong làn sóng này.

Để hiểu thêm về quá trình chuyển đổi cho ngành ngân hàng nói chung và MB nói riêng, cùng lắng nghe chia sẻ của anh Vũ Thành Trung, Thành viên Ban điều hành, Giám đốc Khối Ngân hàng số tại MB.

Chuyển đổi số chưa bao giờ là một dự án lớn!

Là “đầu tàu” của quá trình chuyển đổi số tại MB, anh Trung cho rằng mấu chốt của thành công nằm ở sự dũng cảm khi quyết định làm chủ hệ thống lõi của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Ngành ngân hàng có một số mốc quan trọng, như việc mở rộng dịch vụ đến nông thôn năm 2008 hay giai đoạn khủng hoảng vào năm 2011 - 2012. Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, các ngân hàng đồng loạt củng cố nền tảng, nhằm mang lại đa dạng dịch vụ, cũng như hoàn thiện trải nghiệm của người dùng.

Vào năm 2017, MB là đơn vị đầu tiên thành lập một khối ngân hàng số riêng, với hệ thống sản phẩm và dịch vụ khác biệt, tách bạch hẳn với khối truyền thống.

Ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, khách hàng có thể chủ động sử dụng những dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) và trên ứng dụng điện thoại (APP ngân hàng). Các nhân viên sẽ được trang bị công cụ để làm mới cách tư vấn và chăm sóc khách hàng. Anh Trung khẳng định, yếu tố con người đã và sẽ luôn là nền móng vững chắc của ngành tài chính.

Cuộc chuyển đổi cũng bao gồm nhiều dự án nhỏ, phục vụ cho những nhu cầu lớn-nhỏ của khách hàng. Anh Trung nhìn nhận quá trình này sẽ kéo dài cùng với ngân hàng. Giai đoạn đầu tiên, MB sẽ tập trung vào làm chủ công nghệ lõi với đội ngũ kĩ sư công nghệ tự tuyển dụng. Lựa chọn này giúp thống nhất quy trình điều chỉnh, nâng cấp và bảo trì.

Dù vậy, quyết định này cũng đòi hỏi một sự dũng cảm và niềm tin vào đội ngũ kĩ sư. Dù có nhiều ý kiến trái chiều, kết quả cho thấy sự thay đổi đã mang lại cho MB nhiều cơ hội để khai mở những tiềm năng của khối ngân hàng số.

Song hành cùng ngành thương mại điện tử

Khi các sàn thương mại điện tử bùng nổ, ngân hàng cũng đứng trước thử thách phải xử lý khoảng 12 ngàn giao dịch mỗi giây. Hơn nữa, các giao dịch cũng cần phải hoàn thành ngay khi khách hàng bấm vào nút thanh toán. Đây là một yêu cầu không tưởng cho ngành tài chính (vốn dựa vào hệ thống di sản hơn trăm năm).

Bên cạnh hệ thống lõi, các nền tảng con của MB cũng cần phải được chuyển đổi số để tương thích với hệ thống chủ, có thế, trải nghiệm của khách hàng mới đạt được sự nhất quán. Một trong số đó, phải kể đến thành công trong việc online-hoá toàn bộ quá trình mua tài khoản số đẹp với giá thành rất “sinh viên”. Thậm chí, còn miễn phí các loại tài khoản tứ quý, phong thuỷ, ngày sinh, số điện thoại,...

Một tính năng khác mà MB đang chú ý là thanh toán qua mã Viet QR. Ở Trung Quốc, người dân có thể thanh toán một ly trà, chiếc bánh bằng mã QR. Giải pháp này sẽ thay thế cho hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Người bán có thể tiết kiệm thao tác nhận-thối tiền, thậm chí hạn chế tiếp xúc gần và thời gian thanh toán được tối ưu so với thẻ và tiền mặt. Tính năng này đã được MB hợp tác phát triển cùng Napas vào tháng 4/2021, hứa hẹn sẽ thay đổi thói quen mua sắm của người Việt.

Anh Trung cũng chia sẻ thêm về định hướng phát triển sản phẩm của MB, hướng đến lợi ích về mặt kinh tế-xã hội. Vừa qua, khi vấn đề tính minh bạch trong công tác thiện nguyện dấy lên một làn sóng bất bình trong xã hội, ngành ngân hàng nhận thấy cần phải hành động để giữ gìn tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người Việt.

Từ đó, MB đã cho ra mắt tài khoản 4 số cho các nhà thiện nguyện sau 2 tháng phát triển. Mạnh thường quân được nhận một đường dẫn để theo dõi các giao dịch của tài khoản. Bên cạnh đó, chủ tài khoản có thể đặt giới hạn cho quỹ thiện nguyện để tiện việc quản lý.

Nhìn chung, việc chú trọng những tính năng nhỏ chính là phương pháp để MB có thể xây dựng những sản phẩm tài chính hoàn thiện cho những nhu cầu ngày càng phức tạp của người Việt. Trong tương lai, MB sẽ tiếp tục lắng nghe phản hồi của khách hàng về trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số của MB để khẳng định sự khác biệt, cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Trải qua gần 27 năm xây dựng và trưởng thành, MB được thành lập năm 1994, nay đã trở thành một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam & nước ngoài (Lào, Campuchia) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ).

Với các mặt hoạt động kinh doanh hiệu quả, đội ngũ nhân sự và chuyên gia công nghệ hùng hậu nhất Việt Nam với 1.200 nhân sự, chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng, MB đã và đang khẳng định được thương hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính với một định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an toàn bền vững, thuộc Top đầu hệ thống các Ngân hàng Việt Nam. Con số này cho thấy quyết tâm và sự đầu tư mạnh mẽ của MB cho chiến lược chuyển đổi “Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu”. Hiện tại, MB đã và đang được 5,1 triệu users tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ chủ lực nhiều tiện ích trên ứng dụng APP MBBank.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục