Cultural appropriation là gì? Câu chuyện đằng sau những chiếc áo dài không quần

Cultural appropriation /ˌkʌl.tʃər.əl əˌprəʊ.priˈeɪ.ʃən/ (danh từ) là việc sử dụng những yếu tố và phong tục của một nền văn hoá mà thiếu sự tìm hiểu về nền văn hoá đó.

Uyên Đỗ
Bóc Term: Cultural appropriation là gì? Câu chuyện đằng sau những chiếc áo dài không quần

Nguồn: Freepik

1. Cultural appropriation là gì

Cultural appropriation /ˌkʌl.tʃər.əl əˌprəʊ.priˈeɪ.ʃən/ (danh từ) là việc sử dụng những yếu tố phong tục của một nền văn hoá mà thiếu sự tìm hiểu về nền văn hoá đó. 

Đây là một hành động gây tranh cãi khá nhiều. Những người phản đối cho rằng cultural appropriation là thiếu tôn trọng. Ngược lại, bên ủng hộ lại cho rằng nó cần thiết để giới thiệu những nét đẹp của một nền văn hoá cho nhiều người hơn. 

Một ví dụ của cultural appropriation của văn hoá Việt Nam là bộ áo dài không quần của Kacey Musgrave.

2. Nguồn gốc của cultural appropriation?

Cụm từ cultural appropriation được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1980 trong giới học thuật để phê phán Chủ nghĩa Đế quốc của phương Tây.

Trước đó, các học giả người Mỹ gốc Phi cũng bàn về những chủ đề tương tự, chẳng hạn như blackface. Họ lo ngại về các chương trình hài kịch của người da trắng sử dụng và biếm họa truyền thống dân gian của cộng đồng Mỹ gốc Phi. 

3. Vì sao cultural appropriation khiến dư luận dậy sóng?

Cultural appropriation có tần số xuất hiện dày đặc trong ngành công nghiệp giải trí và thời trang của chúng ta. 

Những ông lớn ngành thời trang như Gucci, Chanel và Victoria’s Secret đều đã từng bị lên án vì các thiết kế có sử dụng hoạ tiết hoặc lấy mẫu trực tiếp từ cộng đồng người thổ dân và người đạo Hồi.

Selena Gomez từng mặc phục trang truyền thống của Ấn Độ là Sari lên sân khấu trong vũ đạo nhạy cảm. 

Với nhiều người từ những cộng đồng có văn hoá bị sử dụng, đây là một sự xúc phạm. Bởi văn hoá của họ bị đem ra phô bày và trình diễn, bị tách biệt khỏi những giá trị ban đầu. 

Những người sử dụng văn hoá được hưởng lợi chứ không phải cộng đồng đã tạo ra chúng. Đôi khi, phiên bản được sử dụng còn bị biến tướng, gây phản cảm và ảnh hưởng đến hình ảnh đến nền văn hoá gốc, chẳng hạn như quán Bar Buddha ở Việt Nam. 

Bar này bị réo tên khá nhiều vào đầu năm nay do có concept và trang trí theo phong cách Phật giáo dù là một địa điểm tụ tập ăn chơi cho người nước ngoài (Theo Tuoitre).

4. Dùng từ cultural appropriation như thế nào?

Tiếng Anh

A: Do you think cultural appropriation is bad?

B: I think it depends.

Tiếng Việt

A: Anh có nghĩ cultural appropriation là xấu không?

B: Tôi nghĩ cũng tuỳ trường hợp.

#BócTerm là series bóc tem những từ ngữ mới đang thịnh hành cùng Vietcetera.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục