29 Thg 12, 2023OnboardyLãnh Đạo

Đem 10 câu hỏi về phát triển bền vững hỏi lãnh đạo ACB

Phát triển thôi là chưa đủ, mục tiêu của con người trong thập kỷ này là phát triển bền vững.
Tammy Trương
Nguồn: Khooa Nguyen cho Vietcetera

Nguồn: Khooa Nguyen cho Vietcetera

Điều chúng ta đang làm ngày hôm nay có thể được làm đi làm lại mãi mãi? Chúng ta có thể khiến thế giới tốt đẹp hơn ở hiện tại mà không gây tổn hại đến thế hệ tương lai?

Năm 2015, Liên Hợp Quốc xây dựng 17 mục tiêu phát triển bền vững cho thấy phát triển bền vững không phải một giấc mơ, nó ở rất gần và cần được hiện thực hóa bằng chiến lược. Tại Việt Nam, 94% doanh nghiệp nhận thức được điều này, 51% đã thực hành phát triển bền vững thông qua bộ tiêu chuẩn ESG.

ACB là ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo ESG (vào tháng 10 năm nay) với nỗ lực đong đếm những mục tiêu bền vững. Đặt báo cáo khô khan sang một bên, hãy cùng Vietcetera trò chuyện với các lãnh đạo ACB thông qua 10 câu hỏi về ESG và hành trình phát triển bền vững của một ngân hàng.

Nếu phải giải thích ESG cho một đứa trẻ 5 tuổi, ta có thể nói gì?

Để tóm gọn lại, ESG sẽ là “nếu một mai khi con lớn lên, tất cả mọi thứ vẫn còn ở đó vẹn nguyên để con hưởng thụ”. ESG là cho thế hệ tương lai, chứ không phải là cho thế hệ của bản thân mình.

Trong ESG sẽ bao gồm Governance (quản trị) để một công ty đi đúng hướng, Social (xã hội) không chỉ gói gọn ở an sinh xã hội và từ thiện, Social có thể là sự quan tâm đến nhân viên, hoặc là bình đẳng giới trong doanh nghiệp và Environment (môi trường) là tác động của doanh nghiệp đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Tại sao ESG nên được quan tâm vào lúc này?

Tới giờ quan tâm đến ESG đã là hơi muộn rồi. Ở các nước phát triển, người ta không còn dùng từ ESG nữa mà có rất nhiều tranh luận xoay quanh EEE - tất cả đều là về Environment. S (Social) và G (Governance) là một điều mặc nhiên và doanh nghiệp cần phải làm gì đó vượt trội hơn.

Dù hơi muộn so với thế giới nhưng ở thị trường đang phát triển như Việt Nam thì ESG vẫn là một khái niệm thiết thực đối với các doanh nghiệp.

10 năm trước, ACB bắt đầu làm ESG khi thuật ngữ này còn xa lạ. Tại sao ACB chọn làm ESG?

Chúng tôi tin tưởng ACB là một doanh nghiệp trường tồn. Không chỉ 5-10 năm mà là hàng trăm năm. Chúng tôi đã thấy nhiều ngân hàng trên thế giới tồn tại qua mấy trăm năm. Và để trường tồn thì môi trường là mấu chốt và ACB muốn làm đáp án chứ không phải là vấn đề.

ACB đã bắt đầu làm ESG từ đâu?

Viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho ESG tại ACB là một dự án môi trường - Gần Lại O, tức là gần lại Trái Đất. Chương trình khởi động năm 2013, triển khai cho toàn bộ nhân viên năm 2015. Đến năm 2020 thì mở rộng ra cả với khách hàng và đối tác. Sau thành công của Gần Lại O, ACB quyết định tiên phong thực hiện ESG trong chiến lược phát triển chung của Ngân hàng

E - Environment

Nhựa dùng một lần gần như bị “khai tử” ở ACB. Làm điều này trên phạm vi toàn ngân hàng hẳn không dễ?

Đúng là không dễ dàng, nhưng chúng tôi đã đi suốt 10 năm để đến được đây.

Bạn có tin không? Thời điểm năm 2013, ACB làm một khảo sát nội bộ và phát hiện ra chỉ có 6% nhân viên ngân hàng biết về ô nhiễm môi trường, hầu hết không hề quan tâm đến chủ đề này.

Chúng tôi dành một thập kỷ làm dự án Gần Lại O để thay đổi từ tư duy và hành vi, thói quen của nhân sự ngân hàng. Để “khai tử” nhựa dùng một lần, ACB tặng nhân viên bộ công cụ bền vững với ly giữ nhiệt, bộ ống hút inox, túi vải. Sau đó, bộ công cụ tiếp tục được gửi tặng đến khách hàng qua các sản phẩm, dịch vụ gắn liền với chương trình môi trường.

204 tấn giấy được ACB tiết kiệm trong một năm. Có câu chuyện nào đằng sau việc ngân hàng tiết kiệm giấy?

Giấy tờ và ngân hàng là hai khái niệm gắn chặt với nhau. Vài năm trước, giấy vẫn được dùng rất nhiều trong in ấn chứng từ với khách hàng, song đến nay hầu hết quy trình đã được số hóa. ACB ứng dụng chữ ký số vào quy trình tín dụng e- Signature, thực hiện dự án số hóa Green Transactions, Go Paperless Credit, lưu trữ hồ sơ….

Chúng tôi số hóa luôn quy trình ký kết hồ sơ nhân sự bằng chữ ký số trong các hợp đồng, thỏa thuận. Ước tính hoạt động này giúp tiết kiệm thêm khoảng 0,5 tấn giấy mỗi năm mà vẫn đáp ứng đầy đủ các căn cứ pháp lý.

S - Social

90% nhân sự lành nghề có thâm niên trên 3 năm tiếp tục gắn bó với ACB. Làm thế nào để ACB để giữ chân nhân tài?

Nhân viên của chúng tôi thuộc nhiều thế hệ khác nhau, từ Baby Boomers, Boomers, Gen X, Millennials đến Gen Z. Chúng tôi không chọn phân hóa hay dán nhãn bất kỳ độ tuổi nào mà xây dựng một văn hóa làm việc chung, chú trọng phát triển cho nhân sự qua ba khía cạnh “Work-Live-Learn” (Công việc - Cuộc sống - Học tập).

Nhân viên được định kỳ đánh giá hiệu quả công việc và phát triển nghề nghiệp. ACB có các chính sách đãi ngộ, đầu tư cho đào tạo và sự đồng hành từ các cấp quản lý trong việc hỗ trợ và dẫn dắt nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đây chính là những yếu tố giữ chân người tài ở lại Ngân hàng.

49% nhân viên cấp quản lý tại ACB là nữ. Sự đa dạng giới tính mang lại điều gì cho ngân hàng?

Chúng tôi rất tự hào bởi “49% quản lý nữ” là một con số cao không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Văn hóa bình đẳng giới đã có mặt từ những ngày đầu thành lập ACB, chúng tôi chỉ đang kế thừa nó mà thôi.

ACB muốn để sự bình đẳng diễn ra tự nhiên. Không phân biệt nam nữ, ai có năng lực đều có thể trở thành lãnh đạo. Chúng tôi quan sát được rằng nếu phụ nữ ở trong một môi trường cởi mở và được khuyến khích thì họ hoàn toàn có thể làm tốt, có khi là hơn cả nam giới.

G - Governance

ACB có tỷ lệ nợ xấu 1,2%, thấp nhất ngành. Khách hàng có thể hiểu con số này như thế nào?

Bạn có thể hiểu nợ xấu là một chỉ số phản ánh sức khỏe tài chính của một ngân hàng. Con số này càng nhỏ, ngân hàng càng chứng minh được năng lực quản trị rủi ro của mình.

Suốt 7 năm liên tiếp, ACB đã duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Đến quý 3 năm nay, hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận nợ xấu tăng lên, và một số vượt mốc 3%. ACB là một trong những cái tên chứng kiến nợ xấu tăng nhẹ nhất. Hiện ACB có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất ngành, chỉ ở mức 1,2%.

Chúng tôi muốn thông qua đây khẳng định vị thế của một ngân hàng hoạt động lành mạnh, kinh doanh hiệu quả, có được lòng tin của khách hàng, đối tác và cổ đông.

93% nhân viên ACB đồng lòng cam kết về phát triển bền vững, đây hẳn là một hành trình dài của ACB?

Cách đây 10 năm, ESG là câu chuyện rất xa vời và ngay cả các cổ đông lớn của ACB cũng phản đối. Chủ tịch ACB ông Trần Hùng Huy biết sẽ tốn rất nhiều thời gian để thuyết phục và chứng minh giá trị của nó. Đây không phải là câu chuyện của 1-2 năm mà là câu chuyện của 10, 20, 30 và thậm chí là hàng trăm năm sau.

Về cơ bản ACB đã và vẫn đang kiên trì thực thi các nguyên tắc và thông lệ quản trị công ty vì lợi ích chung của ngân hàng; ngày càng nâng cao chất lượng các hoạt động xã hội liên quan đến nhân viên, khách hàng và cộng đồng; và mở rộng tới mức có thể các hoạt động tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm.

Người ACB cũng phát triển bền vững vì bản thân họ trước, làm tốt rồi mới tự tin để lan tỏa tới khách hàng, thuyết phục họ làm theo chuẩn ESG của ACB. Chúng tôi cũng có tham vọng rằng mô hình ESG của ACB sẽ là nguồn cảm hứng để khuyến khích các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng cùng thực hành ESG.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục