Vì sao túi xách Chanel không bao giờ mất giá?

Chanel vừa tăng giá cho các dòng túi xách của mình. Cùng tìm hiểm về chiếc túi đầu tiên của Chanel và tại sao thương hiệu không bao giờ giảm giá túi xách.

Tài Thy
Jennie (BLACKPINK) bên chiếc túi Chanel trong số báo tháng 11 năm 2019 của Vogue Korea.

Jennie (BLACKPINK) bên chiếc túi Chanel trong số báo tháng 11 năm 2019 của Vogue Korea.

1. Đâu là chiếc túi đầu tiên của Chanel?

Khi nói đến túi xách tay, không ai là không biết Chanel 2.55–chiếc túi xách tạo ra cuộc cách mạng thời trang–một trong những mẫu túi xách được cho là “không tuổi” trong thị trường túi xách cao cấp.

Tuy nhiên, Chanel 2.55 không phải là chiếc túi xách tay đầu tiên của Chanel. Chiếc túi đầu tiên được làm ra vào năm 1929, nhưng lúc bấy giờ thiết kế của Chanel cũng như bao hãng túi xách tay khác, vì vậy không tạo được tiếng vang.

Đến tháng 2 năm 1955, Coco Chanel công bố mẫu Chanel 2.55 với lấy cảm hứng từ túi đeo chéo trong quân phục. Nổi bật hơn hết là thiết kế đeo vai, giúp phụ nữ vừa đeo túi vừa sinh hoạt bằng cả hai tay. Sự kiện này tạo ra bước tiến lớn cho làn sóng nữ quyền, bởi trước đây việc phụ nữ được đeo túi trên vai chưa hề xảy ra.

2. Đặc điểm nào làm nên một chiếc túi Chanel?

Chanel 2.55, cùng với các dòng túi Classic 11.12 sau này, phác hoạ thiết kế độc quyền của Chanel. Có thể nhận diện một chiếc túi Classic của Chanel qua các đặc điểm:

  • Chất da vuông chần ô: Làm từ da cừu mềm mại và tinh tế, mẫu da chần (quilted leather) lấy cảm hứng từ loại áo khoác da của các người giữ ngựa, một món trang phục được bà Coco ưa mến.
  • Khoá cài: Trước đây loại khoá vặn Chanel sử dụng có tên gọi “Mademoiselle”–cái tên tôn vinh Chanel bởi đến cuối đời bà vẫn chưa kết hôn. Logo khoá đan “CC” độc quyền được thiết kế bởi Giám đốc Sáng tạo Karl Lagerfeld trong những năm 80.
  • Dây đeo kim loại: Dây đeo của Chanel 2.55 trước đây hoàn toàn bằng kim loại, sau này được lồng thêm dây da. Với thiết kế dây rút đôi đa dụng, người dùng có thể điều chỉnh để đeo theo nhu cầu.
  • Nắp gập đôi (double flap): Dòng Classic có kế nắp gập đôi với nắp trong chia túi làm nhiều ngăn nhỏ và chống nước. “Flap bags” (túi gập) cũng là cụm từ được dùng để chỉ túi xách Chanel.

3. Túi Chanel có những dòng lớn nào?

Các dòng túi lớn gắn liền với Chanel là, theo BRP Luxury:

  • Classic: Dòng túi gập đơn với khoá CC của Karl Lagerfeld.
  • 2.55: Dòng túi cổ điển của hãng, sau này thường được dùng để nhắc đến các loại túi có khoá “Mademoiselle” hoặc các loại túi gập có đặc điểm giống 2.55.
  • Reissue 2.55: Reissue là phục kế nguyên bản của Chanel 2.55, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiếc túi này ra đời.
  • Chanel Boy: Được công bố năm 2011, lấy cảm hứng từ cuộc tình của bà Coco với Boy Capel–người đã đi cùng bà trong suốt sự nghiệp của mình.

4. Tại sao túi Chanel được xem là “investment purchase” (mua để đầu tư)?

Túi xách Chanel là một trong những loại túi mà phụ nữ nào cũng mong muốn sở hữu. Ngoài độ bền và sự vô giá về lịch sử, hầu như bất kỳ trang phục nào cũng mặc được với chiếc túi này.

Hơn nữa, túi xách là công cụ mang cả giá trị thực tiễn và tinh thần. Ngoài tính đa dụng trong cuộc sống hiện đại, đây còn là món đồ tinh thần, đại diện cho sự thịnh vượng và quyền lực cá nhân. Hơn nữa, với hiệu ứng “Keep up with the Joneses”, các mặt hàng cao cấp càng được tiêu thụ nhiều hơn.

Hiểu được tâm lý này, giá túi Chanel chưa bao giờ giảm, và chưa hề có đợt khuyến mãi nào. Việc duy trì giá cao cũng giúp hãng khẳng định được giá trị của mình.

Năm 2017, ngành túi xách toàn cầu thu về hơn 50 tỷ USD. Cũng như Chanel, túi xách cao cấp nói chung luôn được sắn đón và tìm mua.

5. Túi Chanel bây giờ bao tiền?

Mới tuần qua, Chanel bất ngờ tăng giá túi xách của mình tại châu Âu sau khi các cửa hàng bắt đầu mở cửa lại. Sự kiện này đã làm chấn động giới thời trang, bởi có những mẫu tăng giá đến 25%.

Trả lời email của Reuters, Chanel giải thích, những điều giá này nhằm giảm chênh lệch tỉ giá giữa các nước.

Dưới đây là bảng giá 2 dòng Classic và Reissue, tính đến hiện tại:

Ảnh bìa: Jennie (BLACKPINK) bên chiếc túi Chanel trong số báo tháng 11 năm 2019 của Vogue Korea.

Xem thêm:

[Bài viết] Nữ quyền qua ngôn ngữ thời trang

[Bài viết] Thời trang lưu trữ — Khi đường may làm nên trang sử


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục