Khảo sát gạch bỏ 3 hiểu lầm về cách người trẻ chăm sóc sức khỏe
1. Thích ăn ngon, nhưng vẫn chú trọng bổ sung dinh dưỡng
- Mọi người thường nghĩ: Người trẻ là “tín đồ” trà sữa và đồ ăn vặt, những món ăn ngon nhưng không lành mạnh và thiếu dinh dưỡng.
- Thực tế: Người trẻ Việt có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn sau COVID-19, theo Decision Lab.
Theo một khảo sát về thói quen chăm sóc sức khoẻ ở Gen Z và Gen Y (Millennials) do Decision Lab thực hiện, có 46% người tham gia cho biết đang sử dụng thêm các loại vitamin và thực phẩm chức năng để bổ sung những dinh dưỡng cần thiết. Thói quen này phổ biến hơn ở Gen Y vì ở độ tuổi 28 đến 43, họ có nhiều vấn đề về sức khoẻ hơn do Gen Z, đồng thời cũng dư dả kinh tế hơn để đầu tư vào loại thực phẩm này (1).
2. Tập thể thao không chỉ để theo ‘trend'
- Mọi người thường nghĩ: Người trẻ đi gym theo xu hướng, tập là phụ, chụp hình ‘check-in' là chính. Đóng tiền 1 tháng nhưng chỉ đi tập 2 buổi.
- Thực tế: Cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh và sự phát triển của tầng lớp trung lưu, người trẻ Việt ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc tập luyện thể thao và đầu tư hơn cho những hoạt động lối sống, sức khoẻ.
Theo báo cáo của Statista, tập thể dục (workout) là hoạt động nâng cao sức khỏe được ưu tiên nhất (2). Khoảng 30% người (3) tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên thể dục thể thao với nhiều bộ môn đa dạng như tập nhảy, tập gym, hay chỉ đơn giản là đi bộ trong công viên.
Ngoài ra, giới trẻ cũng chăm tham gia các giải chạy cộng đồng và không ngại thử sức với những bộ môn mới như pilates hay pickleball. Trong năm 2023, 41 giải chạy phong trào (4) có cự ly full marathon (FM) được tổ chức ở Việt Nam, tăng 25% so với năm ngoái. Những giải này thu hút hơn 264.000 người tham dự và diễn ra trên 27 tỉnh, thành.
Có thể thấy người trẻ ngày nay có nhiều lựa chọn môn thể thao hơn, chăm thử nghiệm hơn và có ý thức luyện tập hơn để bảo vệ sức khoẻ.
3. Tận dụng phương tiện và dịch vụ thăm khám sức khỏe chủ động
- Mọi người thường nghĩ: Người trẻ có thể chi mạnh cho những buổi tập gym và chạy theo các xu hướng ăn uống giảm cân trên mạng như uống nước detox, uống giấm táo nhưng lại ngại đi bác sĩ khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ.
- Thực tế: Theo khảo sát của PwC (5), tại Việt Nam nhiều người tìm đến các mô hình y tế phi truyền thống như một cách chủ động chăm sóc sức khỏe.
Trong thời đại 4.0, người trẻ có xu hướng tận dụng các dịch vụ khám bệnh từ xa (telemedicine) hay sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe như đồng hồ thông minh để kịp thời nắm bắt tình trạng cơ thể hằng ngày như chỉ số độ bão hòa oxy trong máu SpO2, nhịp tim, chất lượng giấc ngủ,...
Xu hướng tìm đến cách hình thức y tế phi truyền thống cho thấy sự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Đặc biệt là khi nhiều căn bệnh nguy hiểm ngày càng trẻ hoá như bệnh tim mạch (6) hay để ngăn ngừa kịp thời những mầm bệnh nguy hiểm, ví dụ như HPV - nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ (7).
Người trẻ quan tâm đến việc dự phòng HPV vì:
- HPV là virus lây qua đường tình dục phổ biến (8). Xác suất trung bình nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời khi có ít nhất 1 bạn tình khác giới là 85% ở nữ giới và 91% ở nam giới (9).
- Theo nghiên cứu, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều mắc phải trong năm đầu tiên quan hệ tình dục, và nguy cơ nhiễm tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình (10).
- HPV là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư nguy hiểm ở cả nam với nữ. Trong đó, HPV là nguyên nhân gây ra gần như 100% các trường hợp ung thư cổ tử cung (11).
Bao cao su có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HPV (12), tuy nhiên không thể phòng ngừa được hoàn toàn vì không thể che phủ được toàn bộ bề mặt da tại vùng sinh dục.
Xác suất trung bình nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời khi có ít nhất 1 bạn tình khác giới là 85% ở nữ giới và 91% ở nam giới.
Tham khảo thông tin chi tiết về HPV tại website HPV.vn.
Tham vấn ngay với chuyên gia y tế.
(Nội dung này do Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục). VN-GSL-01638
Nguồn tham khảo:
- Decision Lab. (n.d.). COVID-19: Young Vietnamese top motivation for healthy eating. Retrieved from https://www.decisionlab.co/blog/covid-19-young-vietnamese-top-motivation-for-healthy-eating
- (n.d.). Leading healthy activities among Gen Z in Vietnam 2021. Retrieved from https://www.statista.com/statistics/1366644/vietnam-leading-healthy-activities-gen-z/
- (n.d.). Leading fitness studio brands in Vietnam as of 2020. Retrieved from https://www.statista.com/statistics/1015023/vietnam-leading-fitness-studio-brands/
- (2023, December 27). Phong trào chạy bộ - cú huých cho marathon Việt. VnExpress. https://vnexpress.net/phong-trao-chay-bo-cu-huych-cho-marathon-viet-4692301.html
- PwC Vietnam. (2022). Healthcare in Vietnam. Retrieved from https://www.pwc.com/vn/vn/publications/2022/220831-pwc-vietnam-healthcare-vn.pdf
- Andersson, C., Vasan, R. Epidemiology of cardiovascular disease in young individuals. Nat Rev Cardiol 15, 230–240 (2018). https://doi.org/10.1038/nrcardio.2017.154
- Roman, B. R., & Aragones, A. (2021). Epidemiology and incidence of HPV-related cancers of the head and neck. Journal of surgical oncology, 124(6), 920–922. https://doi.org/10.1002/jso.26687
- Centers for Disease Control and Prevention. (n.d.). Basic information about HPV and cancer. Retrieved from https://www.cdc.gov/cancer/hpv/basic-information.html?CDC_AAref_Val=https://www.cdc.gov/cancer/hpv/basic_info/
- Chesson HW, Dunne EF, Hariri S, Markowitz LE. The estimated lifetime probability of acquiring human papillomavirus in the United States. Sex Transm Dis. 2014 Nov;41(11):660-4. doi: 10.1097/OLQ.0000000000000193. PMID: 25299412; PMCID: PMC6745688.
- Braaten KP et al.Human Papillomavirus (HPV), HPV-Related Diseases, and the HPV Vaccine, Rev Obstet Gynecol. 2008;1:2–10
- World Health Organization. (n.d.). Cervical cancer. Retrieved from https://www.who.int/health-topics/cervical-cancer#tab=tab_1