Khi những cánh én quay về tổ: Chia sẻ từ các du học sinh trước ngưỡng cửa tương lai

Liệu những chuyển biến tích cực về kinh tế cũng như môi trường sống ở Việt Nam có ảnh hưởng đến quyết định trở về của các du học sinh sau khi tốt nghiệp?
Peter Phan
Du học sinh Việt Nam

Du học sinh Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015, có đến 70 phần trăm du học sinh Việt Nam không quay trở về nước sau khi tốt nghiệp, phản ánh vấn đề chảy máu chất xám nghiêm trọng. Theo thống kê, các du học sinh thường chọn môi trường nước ngoài do điều kiện sống và làm việc tốt hơn.

Tuy nhiên, 5 năm kể từ khi số liệu được đưa ra, Việt Nam đã trở thành một nơi rất khác — một đất nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực, có GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi trong mười năm qua. Việt Nam giờ là điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng expat từ khắp nơi trên thế giới.

Liệu những chuyển biến tích cực về kinh tế cũng như môi trường sống ở Việt Nam có ảnh hưởng đến quyết định trở về của các du học sinh sau khi tốt nghiệp? Chúng tôi tìm đến những người trẻ Việt để lắng nghe câu trả lời của họ.

Cơ hội sự nghiệp ở nước ngoài

Tuy nhìn nhận những thay đổi tích cực ở Việt Nam nhưng An Phan, một sinh viên vừa tốt nghiệp Brown University, vẫn quyết định ở lại Hoa Kỳ trong ít nhất 5 năm nữa. Cô dự định sẽ theo đuổi công việc tư vấn viên tại Keystone Strategy, trước khi quay lại Brown để lấy bằng thạc sĩ ngành Khoa học Dữ liệu.

Mình muốn tiếp tục học tập và tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tiễn ở đây.

"Mình vẫn tin rằng nơi tốt nhất để làm những điều đó chính là Hoa Kỳ. Nền kinh tế ở đây phát triển hơn, có tổ chức và đa dạng hơn. Một người trẻ như mình có thể học hỏi được nhiều từ đó", An chia sẻ cùng Vietcetera.

Tương tự như An, cơ hội phát triển nghề nghiệp là mối quan tâm lớn đối với nhiều du học sinh sau khi tốt nghiệp. Những năm tháng hậu đại học là cơ sở định hình sự nghiệp của họ sau này.

Bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển lớn cả về số lượng lẫn chất lượng công việc. Thế nhưng, đối với các du học sinh Việt, các cơ hội ở nước ngoài vẫn có phần nổi trội hơn, đặc biệt là ở các thành phố như London, New York và Boston, nơi tọa lạc của các công ty đa quốc gia khổng lồ.

Nhân Nguyễn — một sinh viên vừa hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại Imperial College London, cũng đã dời việc về Việt Nam để làm việc tại HSBC UK trong vài năm tới. Theo anh, các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài có quy mô lớn hơn và có cấu trúc tốt hơn so với các chương trình tại Việt Nam.

Các chương trình ở nước ngoài có hướng tiếp cận khoa học, cho phép mình phát triển toàn diện hơn.

An nói thêm, "Các chương trình ở đây rất bao quát. Bên cạnh việc học các kiến thức chuyên ngành, mình còn được trang bị các kỹ năng mềm để vượt qua với mọi thử thách mà mình có thể gặp phải trong sự nghiệp."

Nhiều sinh viên cũng đồng tình với Nhân rằng kiến thức chuyên ngành chỉ là nền tảng. Họ cho rằng cần có khả năng lãnh đạo, giao tiếp và xã hội để leo lên nấc thang sự nghiệp. E ngại rằng các chương trình sau đại học ở Việt Nam không đủ để giúp họ xây dựng những kỹ năng cần thiết, du học sinh chọn ở lại nước để tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Về nước là thiếu năng lực?

Góp phần vào vấn đề là việc đối với nhiều du học sinh, quay trở về nước ngay sau khi tốt nghiệp là biểu hiện của sự thiếu năng lực.

Hiệp Nguyễn, một sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Massachusetts Amherst, nơi anh học chuyên ngành Tài chính, nói với chúng tôi rằng anh dự định sẽ quay về Việt Nam và làm việc phân tích tài chính tại Korea Investment Management cho đến khi đại dịch được đẩy lùi. Sau đó, anh sẽ trở lại Hoa Kỳ để lấy bằng Thạc sĩ Tài chính và theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Thành công ở nước ngoài là minh chứng cho rất nhiều điều.

"Không chỉ có mình được rạng danh, mà cả gia đình cũng thế. Nó là minh chứng cho năng lực của mình, nói lên rằng mình đã ‘tôi luyện' thành công ở môi trường làm việc khắc nghiệt và đòi hỏi khắt khe nhất trên thế giới", Hiệp nói.

Chi ra đến hàng trăm nghìn USD để theo học ở nước ngoài, các du học sinh đối mặt với áp lực phải thành công từ gia đình, và từ chính bản thân mình. Họ cảm thấy rằng quay về nước sẽ là bước lùi cho sự nghiệp. Đối với họ, không thành công ở nước ngoài cũng có nghĩa là họ không đủ giỏi hoặc chưa cố gắng hết sức. Do đó, nhiều người đành kìm nén mong muốn trở về quê hương để ở lại nước ngoài lâu hơn.

Khai thác tiềm lực kinh tế

Dù có đang ở đâu trên nấc thang sự nghiệp thì đa số các du học sinh đang làm việc ở nước ngoài cũng đang ấp ủ hy vọng quay trở quê nhà, đặc biệt là những người đã đạt được thành công trong công việc.

Mặc dù Nhân, An và Hiệp đều có kế hoạch ở lại nước ngoài sau khi tốt nghiệp, họ đều mong có thể quay về Việt Nam để xây dựng cuộc sống

An dự định khi về nước sẽ cống hiến cho nền kinh tế Việt Nam. Tương tự, Nhân hy vọng sẽ tiếp nối cha mình và giúp phát triển lĩnh vực kỹ thuật số của quốc gia. Về phần Hiệp, anh muốn xây dựng phòng tập jitsu và vật thể hình (grappling) đầu tiên tại Việt Nam.

Nói cách khác, tuy các du học sinh dự định sẽ ở lại nước ngoài, về lâu dài họ vẫn muốn quay trở lại Việt Nam.

Điều sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người là, càng dành nhiều thời gian ở nước ngoài, các du học sinh lại càng mong muốn trở về quê hương. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, nơi có nền kinh tế đang phát triển nhanh, mang đến nhiều cơ hội chưa được khám phá. An chia sẻ:

Mình học được rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng cần được khai thác.

“Mình nhận ra rằng xu hướng toàn cầu hiện giờ là chuyển dịch các nguồn lực sang các nền kinh tế đang phát triển như Indonesia và Việt Nam. Trái ngược với các thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ — quá lớn, quá phức tạp và quá bão hòa, thị trường Việt Nam vẫn còn mới mẻ và còn vô vàn cơ hội đang chờ đợi."

Nhân đồng tình với An:

Mình muốn nắm bắt những cơ hội chưa được khám phá ở Việt Nam.

Tương tự, Hiệp nghĩ rằng:

Có những thị trường ngách và mô hình kinh doanh có tiềm năng lớn ở Việt Nam.

"Tuy nhiên, chưa mấy ai thử sức trong những lĩnh vực này. Cá nhân mình rất quan tâm đến mô hình phòng tập jitsu và vật thể hình vì ở Việt Nam, chúng ta luôn đón nhận những bộ môn võ thuật mới.”

Các du học sinh rất hào hứng với các cơ hội ở quê nhà. Họ muốn trở thành một phần của lực lượng lao động đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy vậy, ưu tiên của họ vẫn là gầy dựng tiềm lực kinh tế và xã hội cho bản thân. Chỉ khi đó, họ mới cảm thấy mình có đủ nguồn lực để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Vẽ nên bức tranh Việt Nam hiện đại

Là đại diện cho tầng lớp người Việt hiện đại, nhiều du học sinh cảm thấy rằng cách tốt nhất để đóng góp cho đất nước cho là xây dựng nó từ bên trong. Đối với họ, đây là cơ hội để mang về và lan tỏa những giá trị quốc tế ngay tại quê nhà.

Thảo Đan, cựu sinh viên the School of Visual Arts in New York, trở về Việt Nam ngay sau khi đại dịch bùng nổ. Cô quyết định ở lại vì muốn đóng góp cho công cuộc chuyển mình của ngành điện ảnh Việt Nam.

Giờ là thời điểm tốt nhất để làm phim ở Việt Nam. Các nhà làm phim Việt trẻ có tinh thần tự lực và khám phá.

"May may là, ngành công nghiệp điện ảnh ở Việt Nam đã 'cởi mở' hơn trước. Do đó những người trẻ có nhiều không gian để thử nghiệm những sản phẩm của mình hơn. Họ đang đi đầu cuộc cách mạng sáng tạo trong nước."

Mục tiêu của Thảo Đan là đưa hình ảnh Việt Nam hiện đại đến gần hơn với thế giới:

Những người bạn của mình nghĩ ở Việt Nam vẫn còn có chiến tranh.

"Họ sẽ hỏi mình làm thế nào mình có thể đến trường giữa những cuộc xung đột đang diễn ra. Mình chỉ cười trừ rồi bảo họ rằng nước mình không phải thế. Mình nhận ra rằng với nhiều người, Việt Nam vẫn còn mắc kẹt trong hình ảnh thời chiến. Vì vậy, mình muốn kể lại câu chuyện Việt Nam bằng những video và những phương tiện mà mình quen thuộc nhất."

Linh Đan - em gái của Thảo Đan - cũng là một nhà làm phim (có vẻ cả hai đều được thừa hưởng tố chất sáng tạo). Tốt nghiệp NYU Tisch School of Arts, cô cũng đã quyết định về nước và làm phim về Việt Nam.

Khi ở Mỹ, mình bắt đầu hành trình khám phá bản sắc Việt Nam trong chính bản thân.

Linh Đan nói thêm với chúng tôi: "Mình cũng đã nhận ra thể loại phim mình muốn làm: phim về người Việt và cuộc sống của họ. Đương nhiên, nơi tốt nhất để làm những bộ phim này là ở đây, ở Việt Nam."

Linh Đan và Thảo Đan hy vọng một ngày nào đó có thể đại diện VIệt Nam tại một liên hoan phim quốc tế. Nhiều du học sinh cũng mang khát vọng này — vừa theo đuổi sự nghiệp vừa nâng cao vị thế trên toàn cầu của Việt Nam. Nhiều người trong số họ cảm thấy rằng họ chỉ đạt được điều đó khi làm việc tại Việt Nam. Từ đó, họ chọn trở về Việt Nam, để đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới.

Có thể thấy, đa số các du học sinh đều đang chọn khởi đầu sự nghiệp của mình ở nước ngoài. Bởi, tuy nền kinh tế của Việt Nam có đang phát triển thì các chương trình đào tạo trong nước vẫn còn giới hạn cả về số lượng lẫn chất lượng.

Mặc dù vậy, các du học sinh cũng không thể chối bỏ sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam. Mong muốn đóng góp cho công cuộc kinh tế và văn hóa ở quê nhà, họ dự định sẽ trở về sau khi đạt được những thành công nhất định ở xứ người.

Vậy nên, có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ được chào đón một thế hệ những cánh én quay trở về làm tổ, xây dựng một Việt Nam phát triển hơn và hiện đại hơn.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục