Kiến trúc bền vững: Những công trình "xanh" tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng 5 đơn vị kiến trúc bền vững tại Việt Nam--những người đã bước ra khỏi những khuôn khổ của kiến trúc và mang về cho Việt Nam một hệ sinh thái ôn hoà.

Tài Thy
Kiến trúc bền vững: Những công trình "xanh" tại Việt Nam

Xu hướng kiến trúc xanh, hay thiết kế xanh, là một cách tiếp cận để tạo ra các công trình hướng đến tính bền vững và các lợi ích về môi trường. Với mong muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ các dự án kiến trúc về sức khoẻ con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung, các kiến trúc sư và nhà thiết kế bền vững cố gắng lựa chọn những vật liệu hữu cơ, các nguồn năng lượng tái tạo thay thế — ví dụ như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió, các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các vật liệu địa phương để tiết kiệm thời gian vận chuyển.

Việt Nam–một đất nước nhỏ bé, với một lịch sử hơn cả thú vị, cùng nhiều dấu ấn được lột tả qua kiến trúc của những tòa nhà. Tuy kiến trúc Pháp thuộc luôn là điểm lôi cuốn du khách thế giới đến với Việt Nam, ngày nay, các công trình và dự án thiết kế xanh đang nỗ lực để tạo dấu ấn. Việt Nam chú trọng vào thiên nhiên cũng như lượng dân số dày đặc, vì vậy một bối cảnh kiến trúc mới sẽ là điểm giao đáp ứng cả hai yếu tố này.

Dưới đây là 5 đơn vị kiến trúc chuộng tính bền vững hàng đầu tại Việt Nam–những người đã bước ra khỏi những khuôn khổ của kiến trúc và mang về một hệ sinh thái ôn hoà, bằng cách lồng ghép những phát kiến bền vững hơn cho Việt Nam.

T3 Architects | Family Garden

Thành lập bởi vợ chồng anh Charles Gallavardin vào năm 2007, T3 Architecture là một văn phòng thiết kế quốc tế tại Việt Nam, chú trọng vào những thiết kế xanh và kiến trúc sinh khí hậu, bao quát các giá trị của nhà ở thông qua tính bền vững. Vào thời điểm nhu cầu cho các công trình xanh chưa cao mà chỉ mới dần chiếm được sự chú ý, T3 đã ra đời với hy vọng tạo ra những không gian sống hài hoà và lành mạnh giữa con người và thiên nhiên.

Tọa lạc tại Thảo Điền, quận 2, Family Garden là một khu phức hợp xanh với nhiều không gian ngoài trời và địa điểm thông thoáng, phù hợp cho cả các cuộc họp hành chính và các buổi nghỉ ngơi. Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh của T3 Architect là một địa điểm dung hòa giữa cây xanh và không gian chức năng đa dạng như studio, khu ăn uống và luyện tập.

Phản ánh những nguyên lý thiết kế của T3 — khai thác tối đa các vật liệu địa phương và thân thiện môi trường — Family Garden chào đón mọi người với một lối vào rợp bóng cây. Từng ngóc ngách của Family Garden được xây dựng từ kỹ thuật nội địa sử dụng những nguyên vật liệu tự nhiên và mang tính bền vững, hoặc những nguyên vật liệu có dấu chân carbon (carbon footprint) tương đối thấp.

Loại gạch nung truyền thống vốn tiêu hao năng lượng được thay thế bằng loại gạch bê tông nhẹ. Gỗ được xử lý và nhập khẩu từ New Zealand bởi giá thành thấp và nguồn tài nguyên dồi dào hơn các nơi khác. Văn phòng của T3 khác với những địa điểm khác bởi loại ván gỗ. Các tấm kính lớn được đặt cả trước và sau toà văn phòng, với chức năng như một tấm cửa sổ nhìn ra ngoài phần hồ ngay giữa khu liên hợp và các khối cây xanh mát.

Về phần áp mái, T3 sử dụng gạch thông gió, gạch bông xi măng và thậm chí là lá cây cọ để lọc bức xạ mặt trời và giảm nhiệt phần nhà bên trong.

Atelier tho.A | The Memory

Công trình The Memory của Atelier tho.A là một khách sạn nhỏ xanh toạ lạc ở thành phố Đà Nẵng. Không chỉ mãn nhãn trong thiết kế, ngôi nhà còn thể hiện nỗ lực ấn tượng trong việc tổ chức không gian sống. Đặc biệt là khi so sánh với các nơi nghỉ dưỡng khác với địa điểm và quy mô tương tự.

Với thử thách tạo ra một nơi “nghỉ dưỡng và du lịch” đúng nghĩa theo yêu cầu của chủ nhà, Atelier tho.A đã gạt đi những nhìn nhận về một khách sạn cơ bản–mờ nhạt và đơn điệu. Và kết quả, họ đã xây dựng một nơi dừng chân mang cảm giác thân thuộc và gợi về một không gian biết “xoa dịu trái tim”.

Những kiến trúc sư đã tiếp cận mặt bằng theo một hướng mới, với nỗ lực tạo ra sự đa dạng trong cách sắp xếp không gian. Các phòng giờ đây được sử dụng một cách đa chức năng. Sảnh chính được phối hợp hài hoà giúp chia toà nhà thành hai khu phòng khách sạn và phòng trọ, với hai lối vào riêng biệt.

Diện mạo của lối vào giúp tạo ra cho The Memory một cảm giác gần gũi. Sự cởi mở này được biểu hiện bằng một mặt tiền với khung sắt lớn phủ bởi một lớp kính trơn, và các mặt tường ốp gạch thô bên trong.

Hùng Nguyễn | Pavilion of the Origins

Hùng Nguyễn, nhà sáng lập của Hùng Nguyễn Architecture, là một hiện tượng trong giới kiến trúc Việt Nam với tinh thần đóng góp vào công cuộc nhuộm xanh đất nước. Tham gia nhiều chương trình và khoá huấn luyện, Hùng Nguyễn đã thành thạo các kỹ năng nâng cao và được xướng tên trong nhiều giải thưởng thiết kế lớn trong và ngoài nước như: Tree-planning Competition, Rome Motorino Checkpoint, và các cuộc thi do Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức.

Do mật độ giao thông dày đặc kèm theo các hoạt động công nghiệp, Hà Nội được xếp vào hàng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Sinh ra và lớn lên tại một thành phố ngộp bụi, Hùng Nguyễn quyết tâm giải thoát quê hương của mình khỏi những hạt bụi mịn và cải tạo một môi trường trong lành bằng cách lồng ghép công trình nổi tiếng của mình–Pavilion of the Origins–vào giữa lòng đô thị.

Pavilion of the Origins là không gian sân thượng nằm trên cùng một tòa nhà 3 tầng, kết hợp các khung giường đan sợi, mặt sàn đá nhẵn và sáng màu, cùng khối cây xanh trĩu lá và các khung thép kim loại sơn trắng. Điểm thêm cho phần trang trí là một loại các loại cây hoa khác nhau, tiêu biểu như dương xỉ, lưỡi hổ, lan ý và cây cọ, được trồng và sắp xếp khoa học nhằm hấp thụ các khí độc bên ngoài và giữ công trình trong một không gian xanh sạch.

Tấm mái trong suốt làm bằng nhựa polycarbonate cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào lòng sân thượng mà vẫn lọc giảm được bức xạ mặt trời. Hùng Nguyễn xây dựng từng thành phần ở các độ cao khác nhau, mang lại sự dung hòa giữa con người, thiên nhiên và không gian.

K59 Atelier | Tile Roof House

Với những điểm nhấn hiện đại trong bản sắc văn hoá, công trình Tile Roof House thiết kế bởi K59 Atelier là một bước chuyển đương đại trong kiến trúc bản địa. Nhằm đáp ứng khí hậu nhiệt đới của Sài Gòn, K59 sử dụng những yếu tố của một nơi cư trú cơ bản để tạo ra cấu trúc đủ để chống chọi sự thay đổi giữa hai mùa nắng và mưa.

Tựa như loại nhà ngói truyền thống tại Việt Nam, Tile Roof House mang thiết kế cao và mở nhằm tạo ra không gian bên trong thoáng mát. Phần mái ngói được xếp hơi nghiêng về hướng tây, kèm theo hai ban công cho phép ngôi nhà hấp thụ ánh sáng tự nhiên và khí trời bên ngoài, giúp hạ nhiệt tổng thể bên trong.

Bên trong nhà được chia làm hai khối, đặt dọc theo hướng mặt trời mọc, và được xem như hai khu “động”–rộng mở và “tĩnh”–khép kín. Không gian sống hài hoà cũng là yếu tố củng cố thắt chặt tình cảm gia đình. Thiết kế cũng tạo ra sự liên kết về hình ảnh giữa ngôi nhà cây xanh xung quanh vườn.

Vào mùa mưa, từng dòng nước lăn trên mái dốc rồi tụ về máng xối trôi đi. Những ngày nặng hạt, nước mưa đổ xuống tạo thành dòng thác, vô tình trở thành trò chơi cho trẻ em trước lối vào, đồng thời làm nguồn nước tự nhiên cho vườn cây vào những ngày hè.

KIENTRUC O | House D

Thành lập vào năm 2013 bởi kiến trúc sư Đàm Vũ, KIENTRUC O là một đơn vị kiến trúc và thiết kế nội thất trẻ tài năng tại Sài Gòn, Việt Nam. Được vận hành bởi các kiến trúc sư năng động và các nhà thiết kế công nghiệp, sứ mệnh của KIENTRUC O là tạo ra những công trình khuyến khích sự cộng sinh giữa con người và hệ sinh thái tự nhiên, song vẫn thỏa mãn những nhu cầu của con người.

Vừa rồi, KIENTRUC O đã phục chế House D, căn villa 2 tầng 70 năm tuổi nằm trên một trong những con đường bận rộn nhất của trung tâm Sài Gòn. House D nguyên thuỷ là một toà nhà gạch, sau này được mở rộng nhờ nối thêm một khối thép phía sau vào 20 năm trước.

KIENTRUC O tạo ra một khoảng giếng trời hình ê-líp giữa nhà chính và đoạn nối dài phía sau, mang lại một không gian ngoài trời tách biệt khỏi đường phố đô thị chạy dọc theo mặt tiền. Dưới nền giếng trời là một chiếc hồ viền đá và được bao vây bởi một bức tường xuyên thấu làm từ các tấm gạch chồng đều cách giãn.

Phần mái phía trên sân vườn là một tấm lưới kim loại trắng, cho phép nhận ánh sáng ban ngày, đồng thời tạo ra khoảng trống để cây cối có thể phát triển. Các tấm kính cũng được lắp dọc theo đường biên của ban công bên phần nhà còn lại. Ở tầng trên, cây xanh cũng được trồng ở một góc lối đi.

Ảnh bìa:

Xem thêm:

[Bài viết] Công ty Kiến trúc Việt HTAP và vai trò thực tiễn của thiết kế đẹp

[Bài viết] The Bridge — Viên ngọc thô giữa lòng Phố cổ


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục