Left on read là gì? Bị bơ tin nhắn, không sao!

Left on read - Một câu chuyện buồn không của riêng ai.

Bích Hồ
Left on read (slang): bị bơ tin nhắn, người nhận đọc nhưng không trả lời.

Nguồn: Phim 97% (2013)

1. Left on read là gì?

Left on read là động từ ở thể bị động, chỉ việc bị người nhận xem tin nhắn nhưng không trả lời. 

2. Nguồn gốc của left on read?

Cụm từ được cho là xuất hiện lần tiên trên Urban Dictionary vào năm 2016. Đây là thời điểm mà hàng loạt các nền tảng mạng xã hội nối gót Whatsapp cho ra tính năng “read receipts” (cho phép người gửi biết được người nhận đã đọc tin chưa, và thậm chí là đọc khi nào). 

Tính tức thì giống với trò chuyện trực tiếp này giúp các cuộc hội thoại trên Internet trở nên chân thực hơn. Song lại tạo ra kỳ vọng phi thực tế về tốc độ trả lời của người nhận thông qua loại phương tiện giao tiếp trung gian này. Không ít các mối thân tình “tan nát” là vì đây. 

3. Tại sao left on read trở nên phổ biến?

Sự quá tải thông tin trong thời đại số khiến "left on read" không còn là một hiện tượng mới. Song hiện tượng này vẫn chưa cũ, và dường như sẽ không bao giờ cũ vì sự phát triển không ngừng của công nghệ. 

Đối với nhiều người, việc người nhận không xem tin nhắn còn đáng sợ hơn là đã xem tin nhắn nhưng không trả lời. Lập luận ở đây là nếu ai đó xem tin nhắn của bạn nhưng không trả lời, thì có thể có 3 nguyên nhân sau:

  • Họ đang bận, và nội dung tin nhắn đó không quan trọng/gấp bằng những đầu việc mà họ đang có. 
  • Họ đang bận, và nội dung tin nhắn đó phức tạp/không rõ ràng, khiến họ phải đầu tư thêm thời gian suy nghĩ để có câu trả lời phù hợp.
  • Họ không có hứng thú với nội dung tin nhắn. 

Nhưng nếu họ không xem tin nhắn thì thường lại bị đánh đồng với 1 nguyên do duy nhất: họ không có hứng thú/không tôn trọng chính người gửi. 

Dù lý do thật sự ở mỗi trường hợp mỗi khác, điểm chung là chúng đều khiến người nhận có cảm giác tổn thương vì tình cảm/sự quan tâm của mình không được đáp trả cùng mức độ.

Có lẽ vì vậy mà đến nay nền tảng truyền thông nội bộ Slack vẫn chưa có thông báo chính thức, hay ít nhất là “nhá hàng” cho thấy tính năng “read receipts” đã hoàn thành, dù đã phát triển từ năm 2014 (holopod.com)

Mặt khác, nhiều người cảm thấy mình buộc phải trả lời sớm, khi bấm vào xem tin nhắn và hệ thống hiển thị cho người gửi biết họ đã xem. Họ không có ý xấu khi khiến người khác “left on read”, nhưng hành động này vẫn rất dễ gây mất lòng. 

Trong khi đó, vào đầu năm nay Whatsapp đã cho ra mắt tính năng bật/tắt “read receipt” (thay vì luôn mặc định bật), tại một số thị trường như Iran, Brazil, Indonesia. Nền tảng chat phổ biến như Messenger thì vẫn không có dấu hiệu gì sẽ thực hiện điều tương tự.

Giải pháp gợi ý để giảm tổn thương cho người bị “left on read” là: người nhận để lại thông báo khi nào mình có thể trả lời tin nhắn cụ thể, theo Jason Fried và David Heinemeier Hansson, đồng sáng lập ứng dụng quản lý Basecamp.

4. Cách dùng left on read?

Tiếng Anh

A: He got me left on read for 3 days. I just asked if he missed me. 

B: Well, maybe he misses your silence...

Tiếng Việt

A: Ảnh bơ tin nhắn em 3 ngày rồi. Em chỉ hỏi ảnh nhớ em không thôi mà. 

B: Chắc ảnh nhớ sự im lặng của em...


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục