Tìm được cặp kính “match” mắt có dễ dàng?

Để tìm được lời giải cho bài toán này, Nam Anh đã có “nhiều đêm mất ngủ”. Và câu trả lời của anh là...
Yui
Nguồn: Nam Anh cho Vietcetera.

Nguồn: Nam Anh cho Vietcetera.

Dưới áp lực và tốc độ làm việc ngày càng nặng, dường như ai rồi cũng… cận. Dù những phương pháp tiểu phẫu mắt dần trở nên dễ tiếp cận hơn với người Việt Nam, những chiếc kính vẫn là giải pháp “kinh điển”.

Trên thực tế, chúng ta thường mặc một bộ quần áo khoảng 8 tiếng 1 ngày và thay ít nhất 2 bộ trong ngày với nhiều thương hiệu và kiểu cách đa dạng. Trong khi ấy, chúng ta đeo 1 cặp kính 12-15 tiếng 1 ngày mà lại gần như không có một thương hiệu Việt nào nổi bật trên thị trường.

Bài toán cho các thương hiệu kính mắt là tìm được những thiết kế phù hợp với lối sống của cộng đồng, nhưng cũng đồng thời giúp họ vui vẻ hơn với việc đeo kính. Để tìm được lời giải cho bài toán này, Nam Anh đã có “nhiều đêm mất ngủ”.

Và câu trả lời của anh là: WeeHours.

Nam Anh định vị WeeHours ở đâu trong thị trường kính mắt Việt Nam?

Chiếc bánh thị trường kính mắt được chia thành ba miếng: Kính thuốc, Thương hiệu sang trọng và Smart Casual. WeeHours là thương hiệu trong phân khúc Smart Casual.

Một chiếc kính của WeeHours có thể đi cùng với mọi phong cách và mục đích, tức “vừa vặn và vừa đẹp”. Không như quần áo và giày dép, kính mắt không theo mùa. Dĩ ngẫu, một cặp kính thường gắn bó với chúng ta vài năm.

Mặc dù GenZ là thế hệ ưa chuộng việc thể hiện bản thân, tuy nhiên không phải bạn trẻ nào cũng muốn nổi bật giữa đám đông, và bản thân tôi vậy. Triết lý thiết kế sản phẩm của Weehours được hình thành lên dựa trên lý tưởng đó: một sản phẩm không quá khoa trường, và có thể thoải mái để đeo trong suốt cả ngày. Sự đơn giản và tính linh hoạt là hai chiếc càng cho một cặp kính của WeeHours.

Ý nghĩa đằng sau cái tên WeeHours là gì?

Cụm từ "Weehours" là một thuật ngữ ám chỉ khung giờ từ 12h đêm tới 6h sáng. Khung giờ này, theo chúng tôi, là khung giớ của tuổi trẻ, thời điểm sức sáng tạo được nâng cao và những trải nghiệm đáng nhớ xảy ra.

Vì đối tượng khách hàng của Weehours là những người trẻ thuộc thế hệ GenZ đang trong thời gian hoài bão của cuộc sống, vậy nên mình muốn lấy chính cụm từ ẩn dụ khung giờ này đặt tên cho chính thương hiệu kính, với hy vọng đem lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ và niềm vui cho họ, và chiếc kính Weehours chính là công cụ để họ đạt được điều đó.

Động lực nào đã đưa Nam Anh đến quyết định chọn kính mắt để kinh doanh?

Có một thực tế thú vị là toàn bộ thành viên trong đội ngũ của mình đều đeo kính. Thế nhưng, các bạn ấy hay chính bản thân mình đều không có cảm xúc với bất kỳ thương hiệu nào đang hiện hữu trên thị trường.

Bên cạnh đó, có rất nhiều bạn chọn mua gọng kính giá rẻ. Tuy nhiên, ờ những nơi có giá thành rẻ, nguồn gốc tròng kính vẫn còn là một nghi vấn. Vì thế, chúng ta lại phải đến một điểm khác uy tín hơn để mua tròng kính. Việc này dẫn đến một trải nghiệm mua sắm kính không liền mạch.

Và cuối cùng, Nam Anh nhận ra có một “điểm đau” rất lớn của khách hàng khi mua kính trực tuyến. Họ có thể chọn được chiếc kính rất đẹp nhưng khi nhận được lại không vừa được với khuôn mặt.

Và đó là động lực để mình và cùng anh em quyết định thành lập thương hiệu WeeHours.

Ra đời từ những đêm mất ngủ, Nam Anh đã ấp ủ dự định này bao lâu rồi?

Kế hoạch ra mắt Weehours lần đầu dự định vào tháng 3/2020. Không may, thời điểm ấy vào đúng đợt dịch Covid bùng lên đỉnh điểm, nên đành hoãn buổi ra mắt đến tháng 8/2020. Đó cũng là khó khăn lớn nhất mà đội ngũ WeeHours gặp phải trước khi ra mắt.

Nhưng trong 5 tháng hoãn lịch cũng là lợi thế để cả team chuẩn bị mọi thứ được chỉn chu hơn và cũng giúp cho Nam Anh có cái nhìn rõ hơn về sự thay đổi hành vi mua sắm trực tuyến trong thời điểm giãn cách xã hôi.

Khuôn mặt có những dạng nhất định, vậy một cặp kính dành cho “khuôn mặt Việt” có sự khác biệt gì?

Bản thân Nam Anh chọn kính cũng đầu tiên nhìn vào khuôn mặt mình luôn! (cười) Nhưng có hai điểm mà Nam Anh đã lưu ý để chọn được cho mình một cặp kính… “match”.

Từ những nghiên cứu và khảo sát của WeeHours, người Việt có bề ngang xương sọ to hơn và sống mũi thấp hơn người phương Tây. Vì thế những chiếc kính từ thị trường u Mỹ khi du nhập vào thường không hoàn toàn vừa vặn với người Việt. WeeHours đã thay đổi vài thông số trong việc thiết kế để những cặp kính có thể “ở lâu hơn” trên gương mặt của người Việt Nam (cười)

Điểm thứ hai là bản thân công cuộc thiết kế sản phẩm là một lộ trình dài hạn, và đối với đội ngũ Weehours thì không kết thúc ở bước ra mắt sản phẩm. Team R&D (Nghiên cứu và Phát triển) của Weehours đều quan sát và tiếp nhận phản hồi của khách hàng trên những sản phẩm được bán ra, để đưa ra những điều chỉnh cần thiết

Ngoài “vừa vặn’ và “vừa đẹp” ra, thương hiệu WeeHours còn có những giá trị gì?

Nếu “vừa vặn” và “vừa đẹp” thể hiện thiết kế sản phẩm, thì “vừa đủ” và “vừa vui” chính là hai giá trị định hình giá trị và trải nghiệm mua kính của WeeHours.

“Vừa đủ” ở giá thành tức là không chỉ vừa túi tiền, mà còn tính hoàn chỉnh trong thành phẩm gói gọn trong mức đồng giá 799 ngàn. Khách hàng bước ra khỏi WeeHours không chỉ có một chiếc gọng ưng ý, mà còn có một chiếc tròng mặc định và một chiếc hộp ống tre với những câu quote bất ngờ bên trong.

Giá trị về sự vui vẻ được Wee thổi hồn vào sản phẩm.

  • Chống xanh sao: Tròng kính hạn chế ánh sáng xanh
  • Màu mè: Tròng kính đổi màu khi tiếp xúc ánh sáng
  • Gong kính GOAT: Greatest Of All Time
  • Gọng kính SMEXY: Smart and Sexy
  • Gọng kính KIC: Keep it cool

Và nhìn vào cái tên cũng có thể đoán WeeHours “vừa vui” ở điểm nào. Tên sản phẩm của WeeHours không mang những cái mác khô khan đầy thuật ngữ, nhưng cũng vui vừa phải! (cười). Những bộ sưu tập của WeeHours được đặt tên theo cảm giác khi khách hàng mang cặp kính đó. Bên cạnh đó, sự tận tình tư vấn của nhân viên sẽ mang lại cho khách hàng một trải nghiệm mua kính tiện lợi và vui vẻ.

Giữa những chiếc gọng “vừa”, WeeHours có chiếc gọng “signature” nào không?

Với triết lý thiết kế sản phẩm "Smart Casual", tức ưu tiên sự dễ chịu và thoải mái khi đeo và đẹp "vừa phải", thì có một dòng Signature không phải việc Weehours hướng tới. Đối với những brands thời trang có mũi nhọn là sự nổi bật trong thiết kế, người tiêu dùng sẽ dễ dàng có thể nhận biết được một sản phẩm của họ khi sản phẩm đó đạt đến điểm bùng phát. Tuy nhiên, những sản phẩm của WeeHours đi ngược lại với triết lý trên.

Đó là lý do tại sao bọn mình cố tình không đưa logo Weehours ra ngoài càng kính, rút mỏng phần càng, chọn loại chất liệu mỏng nhẹ, để đem lại sự thoải mái và dễ chịu nhất khi đeo cho khách hàng.

Còn nếu nói đến dòng sản phẩm được ưu chuộng nhất của Weehours thì là dòng kính mang tên "Slay".

Phần trên của gọng được thiết kế theo dáng chữ “W” trong WeeHours. Trong tương lai, chúng mình cũng sẽ có những sản phẩm mang dấu ấn thương hiệu WeeHours. Những chi tiết đặc trưng đó sẽ được thể hiện khéo léo trên một sản phẩm vỏn vẹn 20cm.

Sau những lời từ chối đầu tư tại chương trình Shark Tank, Nam Anh đã có những chiêm nghiệm gì cho tương lai của WeeHours?

Đối với mình, tham gia Shark Tank cũng giống tham gia một khóa học khởi nghiệp. Có điều khóa học đem đến cho mình nhiều cảm xúc và những bài học thực tế vô cùng giá trị.

Bài học đầu tiên, thương trường giống chiến trường, mình bị thiếu sự “lì đòn” và quyết liệt khi trao đổi và phản biện với luận điểm của mình và các “shark”.

Bài học thứ hai, đây là một cuộc đàm phán, và cái mình và Đức lúc đó chuẩn bị và cung cấp cho các “shark” chưa thực sự tập trung vào yếu tố win-win có lợi cho cả đôi bên.

Cũng giống như mục tiêu gọi vốn trên Shark Tank, mục tiêu của Weehours là trở thành một thương hiệu "Top of mind" trên thị trường Việt Nam. Muốn làm được điều đó thì chúng mình cần mở rộng địa điểm kinh doanh offline, với mục tiêu là đạt 40 điểm bán cho đến năm 2025, mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

Mặc dù không được các “shark” đầu tư nhưng hiện tại cũng có một vài quỹ đầu tư đang trong quá trình trao đổi với toàn bộ đội ngũ. Chính vì thế, Nam Anh tin kế hoạch đề ra chắc chắn sẽ khả thi.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục