#TôiDạyBốMẹ là những khóa học hàn-gắn-thế-hệ do chính bạn đứng lớp.
Tôi đã dạy mẹ dùng meme!
Nếu ngày xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ngày nay meme là cách giới trẻ kể chuyện. Vậy nên, tôi mãi luôn trăn trở làm sao để mẹ hiểu meme.
Dường như có một sự “ngưng đọng" thời gian trong việc (một số) các ông bố, bà mẹ chơi “mạng xã hội". Điển hình trong số đó là những tấm thiệp như này được dùng để gửi qua gửi lại trên Facebook.
Giới trẻ đã sớm đưa những tấm hình này vào diện “meme” hàng cổ. Bây giờ mọi người dùng meme mèo cơ!
“Miếng” meme là đầu câu chuyện.
Nếu ngày xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ngày nay meme là cách giới trẻ kể chuyện. Vậy nên, tôi mãi luôn trăn trở làm sao để mẹ hiểu ngay khi tôi gửi meme.
Sống xa nhà nên hình thức giao tiếp chính của tôi và mẹ là nhắn tin. Gần Tết, tôi đã gửi meme cho mẹ để bày tỏ tâm trạng “đang yên đang lành bỗng dưng tết". Không ngoài dự đoán, mẹ không hiểu gì. Tôi đành giải thích nguyên văn:
“Con chó là hình ảnh “ẩn dụ" cho tết lao vào con - em bé ngơ ngác - một cách bất ngờ. Đó là cảm giác của con khi “tự nhiên" Tết.”
Trò đùa khi được giải thích thì trở nên nhạt và mất vui. Vậy nên, tôi quyết định dạy cho mẹ về meme.
Bắt đầu từ đâu trong biển meme?
Mẹ tôi bối rối khi tôi hỏi mẹ rằng có biết “mim" là gì không. Ngay cả khi tôi nhắn tin qua 2 chữ “meme" thì mẹ vẫn không biết đây là gì. Tôi bắt đầu chỉ mẹ từ những định nghĩa đầu tiên: Không phải me-me hay mi-mi, meme đọc là “mim" với chữ “m" kéo dài.
Meme có thể là video, hình hoặc là ảnh động. Nhưng meme mẹ dễ bắt gặp nhất chính là hình ảnh. Nội dung của meme thường là về một câu đùa, một lời châm biếm hoặc chỉ là để bộc lộ cảm xúc.
Sau khi “nhồi" cho mẹ một rổ “lý thuyết" và hình ảnh về meme tôi nhận được câu trả lời:
Chỉ lý thuyết suông thôi là không đủ, tôi đành “nâng cấp" giáo án của mình.
Meme là một hình thức ca dao, tục ngữ kiểu mới?
Thời ông bà có ca dao, tục ngữ thì thời chúng tôi có meme! Nội dung của ca dao, tục ngữ xuất phát từ lối sống, câu chuyện thường ngày của ông bà ta. Xuất phát điểm của meme cũng tương tự như vậy khi nó tới từ những gì giới trẻ tiếp xúc hằng ngày trên Internet.
Cách đây khoảng chục năm thì nổi lên hàng loạt các thể loại “chế" như nhạc chế, hình chế,... đây có lẽ được cho là meme thời đầu ở Việt Nam. Bản thân những câu ca dao, tục ngữ ngày trước cũng được giới trẻ biến tấu lại thành meme.
Lấy ví dụ câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp”
Phiên bản câu chế: “Cái đẹp đè bẹp cái nết"
Phiên bản hình minh hoạ bằng meme người nổi tiếng:
Một phiên bản khác được “độ chế" lại từ hình gốc là tranh của hoạ sĩ Mai Trung Thứ:
Có thể thấy tính “hài hước" và “châm biếm" rất hay xuất hiện trong meme. Hình ảnh từ người nổi tiếng tới tranh ảnh đều được dùng để tạo ra meme.
Sau khi nâng cấp và phổ cập giáo trình “meme học", phản ứng của mẹ tôi kiểu:
Bố mẹ học về meme để làm gì?
Bộc lộ cảm xúc
Người trẻ chọn thể hiện cảm xúc bằng meme, tự châm biếm bản thân qua meme như một “cơ chế phòng vệ" của tâm lý. Việc hiểu về meme cho bố mẹ một góc nhìn khác về những gì giới trẻ làm và nghĩ.
Không có gì xấu trong việc thể hiện ra cảm xúc của mình. Nhiều khi cái ta còn thiếu chính là một phương tiện phù hợp.
Khoảng thời gian "chất lượng" bên nhau
Việc sống xa nhà khiến công nghệ và chiếc điện thoại là thứ kết nối tôi với gia đình. Trong nhiều trường hợp khác, công nghệ lại là thứ đẩy những thành viên ra xa. Chúng ta dùng điện thoại để kết nối với thế giới nhưng lại ngắt kết nối với người thân. Việc dành thời gian cho nhau thật ra cũng chỉ là “cô đơn cùng nhau" khi mỗi người lại “bận rộn" với chiếc điện thoại.
Dành thời gian tìm meme gửi mẹ, tôi nhận ra không bao giờ trễ để học điều mới và lúc nào cũng là “thời gian đúng" để chủ động mở lòng trước bố mẹ mình. Khoảng cách thế hệ dường như dần thu hẹp. Từ nay các cuộc trò chuyện “chất lượng" đã nhiều hơn, nhất là khi mẹ đã bắt đầu gửi meme cho tôi: