Xenophobia - Khi sự thù ghét xuất phát từ nỗi sợ

Trong lịch sử loài người, sự bài ngoại (xenophobia) và kỳ thị vẫn luôn tồn tại. Điều đó thấy rõ qua vụ xả súng ở Georgia làm 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng.
Minh Anh
Nguồn: Unsplash

Nguồn: Unsplash

1. Xenophobia là gì?

Xenophobia là chứng bài ngoại, sợ hãi với những người không giống mình (khác chủng tộc, sắc tộc, dân tộc), dẫn tới việc cô lập họ.

Chủ nghĩa bài ngoại và phân biệt chủng tộc (racism) thường được dùng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên có một khác biệt nhỏ là phân biệt chủng tộc có nghĩa bao hàm rộng hơn: niềm tin rằng có sự khác biệt giữa các chủng tộc, điều này tạo ra ưu thế vốn có cho một chủng tộc cụ thể.

2. Xenophobia xuất phát từ đâu?

Trong lịch sử loài người, sự bài ngoại và kỳ thị vẫn luôn tồn tại. Tuy nhiên từ “xenophobia" chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ 19. Vào năm 1880, từ này xuất hiện lần đầu trên tờ The Daily News của Anh.

Xenophobia được ghép từ 2 yếu tố có nguồn gốc là tiếng Hy Lạp:

  • Xénos: người lạ
  • Phóbos: sự sợ hãi

3. Tại sao xenophobia trở nên phổ biến?

Năm 2016, trang Dictionary.com bầu chọn “xenophobia" là từ của năm. Điều này là dễ hiểu khi vào tháng 04/2015, lượng tra cứu từ này tăng cao vào cùng thời gian xảy ra các vụ tấn công người lao động nước ngoài ở Châu Phi.

Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 22/06/2016, 1 ngày sau sự kiện bỏ phiếu Brexit Anh, lượt tìm kiếm của từ này tăng lên tới 93%. Tới năm 2018, cựu tổng thống Obama cũng đã có một bài phát biểu nhấn mạnh về việc chủ nghĩa bài ngoại là một trong những lý do làm tan rã nhiều quốc gia.

Về bản chất, có 2 loại bài ngoại chính:

  • Bài ngoại văn hóa (Cultural xenophobia): Từ chối các đối tượng có nền văn hóa truyền thống khác với mình.
  • Bài ngoại dân nhập cư (Immigrant xenophobia): Từ chối các đối tượng thuộc các tôn giáo hoặc quốc tịch khác.

Sự bài ngoại này đều dẫn tới các hành vi tiêu cực và thù địch gây ra bạo lực ở nhiều mức độ. Ở mức cao nhất, hình thái của sự bài ngoại được thể hiện qua qua những cuộc diệt chủng từ Holocaust cho tới Rwanda.

Sự kiện gần đây nhất liên quan tới xenophobia chính là sự kỳ thị và sợ hãi đối với người Châu Á diễn ra tại Mỹ vì dịch COVID-19. Hậu quả của nó đã dẫn tới vụ xả súng tại Georgia, Alanta khiến 6 người châu Á thiệt mạng. Từ sự sợ hãi, thành kiến đã được sinh ra. Điều này đã dẫn tới những hành vi tiêu cực, tác động lên tính mạng con người.

4. Cách dùng xenophobia?

Tiếng Anh:

A: Do you think that if xenophobia did not exist, racism would not exist? Because people would not dislike others because of their differences.

B: I don’t know but that sounds like Utopia.

Tiếng Việt:

A: Ê cậu có nghĩ là nếu sự bài ngoại không tồn tại thì sẽ không có sự phân biệt chủng tộc luôn không? Bởi vì khi đó sẽ không có sự thù ghét dựa trên những khác biệt.

B: Tôi cũng không biết nữa nhưng cái tương lai đó nghe như sống ở địa đàng vậy.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục