Xu hướng pha cà phê với rượu mạnh - Uống vào là tỉnh hay mê?
Khi nhìn vào danh sách các loại cocktail cố điển ở các quán bar, những cái tên như Espresso Martini, Black Russian, Irish Coffee sẽ luôn ở đó. Đây là những loại cocktail được pha chế từ hai thành phần chính: rượu mạnh và cà phê. Vốn là hai nguyên liệu dễ tìm thấy ở Việt Nam, những ly cocktail này dần xuất hiện nhiều hơn tại nhà riêng trong các bữa tối ấm cúng.
Một bên là cà phê giúp cơ thể tỉnh táo, một bên là cồn khiến cơ thể thư thái. Vậy hiệu ứng của cocktail lên cơ thể chúng ta sẽ là tỉnh hay mê? Hay nửa tỉnh nửa mê? Và có khác biệt gì khi chúng ta uống cà phê buổi sáng rồi uống rượu buổi tối?
Hãy cùng nhìn ngắm một phong cách thưởng thức qua góc nhìn của các chuyên gia y học nhé.
Hai người bạn đối lập, nhưng xa là nhớ
Nếu caffeine và cồn là hai người bạn, chúng sẽ là hai người cực khắc khẩu với nhau. Một người bạn giúp cơ thể mình tỉnh táo, cảnh giác, thậm chí tăng động nói không ngưng nghỉ. Người bạn kia sẽ giúp ta trầm lắng, suy tư và chậm rãi giải bày tâm sự. Dĩ nhiên là ở một không gian phù hợp, không phải sát phạt nhau trên bàn nhậu.
Sợi dây tình bạn của hai chất này chính là adenosine, một loại chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Trong suốt cả ngày, cơ thể thường tích lũy adenosine, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban đêm. Vào lúc bạn thức dậy vào sáng hôm sau, cơ thể đã chuyển hóa adenosine và bạn sẽ cảm thấy sảng khoái tràn đầy năng lượng.
Caffeine, một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, về cơ bản giúp tránh buồn ngủ bằng cách ức chế mức adenosine tăng lên. Các tác dụng phụ của caffeine có thể bao gồm nhịp tim nhanh, huyết áp tăng cao, run rẩy, chóng mặt và lo lắng. Mức độ các hiệu ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nhạy cảm với caffeine. Đó là lý do tại sao chúng ta chỉ nên uống khoảng 400 miligam caffeine mỗi ngày hoặc khoảng 3-5 tách cà phê 230ml, tùy thuộc vào thức uống.
Là một chất gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, rượu có tác dụng hoàn toàn khác với caffeine. Đầu tiên, nó khiến adenosine tích tụ nhiều hơn trong hệ thống của bạn. Đây là lý do chúng ta phải cố giữ tỉnh táo sau vài ly rượu.
PMC Lab cũng đã có những nghiên cứu so sánh lượng rượu (vang) của những người uống và không uống cà phê buổi sáng. Kết quả cho thấy những người không uống cà phê buổi sáng có xu hướng uống ít rượu hơn vào buổi tối. Lý do là vì cơ thể không cảm thấy có nhu cầu làm dịu sự hăng hái trong cơ thể.
Thế nhưng hiệu ứng ức chế lẫn nhau này không áp dụng khi pha hai chất này vào chung.
“Khi hai ta về một nhà”
Hiệu ứng khi pha hai món đồ uống cà phê - rượu mạnh vào nhau cũng bí ẩn, khó hiểu như khi tôi nhắn tin cho người cũ sau Happy Hour vậy. Khi nhìn vào danh sách các món cocktail cổ điển, chúng ta đều quen thuộc với những cái tên như: Irish Coffee, Black/White Russian, Espresso Martini,...
Hương thơm phảng phất của cà phê, nồng nàn của rượu mạnh mở đường cho vị đắng bùng nổ như pháo hoa trong vòm miệng, để rồi vị ngọt rơi nhẹ lên đầu lưỡi. Về mặt hương vị, những thức uống đó chinh phục thực khách bằng sự tương phản giữ vị ngọt-đắng đậm đà. Nhưng còn các chuyên gia y tế như Brandon Fritz, họ nói gì?
Khi kết hợp rượu và caffeine với nhau, cồn sẽ làm tiêu biến hiệu ứng làm đầu óc tỉnh táo của caffeine. Bên cạnh đó, cách cơ thể đào thải cồn và caffeine không giống nhau. Do vậy, thời gian "hangover" khó chịu hơn nhiều lần.
Giống như caffeine, rượu làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời. Nhịp tim và huyết áp của bạn có thể tăng nhiều hơn khi bạn có cả hai món này so với khi bạn chỉ uống tách riêng. Nhưng điều đó không có nghĩa là trộn caffein và rượu sẽ gây ra tác dụng tốt cho tim gấp đôi so với chỉ tiêu thụ một trong hai loại này.
“Chọn mặt gửi vàng” cho ly cocktail tại nhà
Những ly cocktail pha cà phê và rượu mạnh là những thức uống đáng để thưởng thức, hoặc mở đầu cuộc nói chuyện sau một ngày làm việc đến cạn pin. Đối với loại cocktail này, tỉ lệ rượu : cà phê là 2:1 để đảm bảo về hương vị cũng như liều lượng caffeine.
Một mách nhỏ cho bạn đó là hãy chọn cà phê espresso pha máy hoặc cà phê pha phin để ly cocktail có vị cà phê mạnh. Cà phê gói hoặc pha loãng sẽ không bật lên được vị đậm và nồng vốn có của loại cocktail này. Quan trọng nhất, hãy luôn có một cái lọc, bởi bạn sẽ không muốn vài hạt bã cà phê phá vỡ cấu trúc sánh mịn của ly cocktail.
Với những loại cocktail này, tính acid trong các loại dâu rừng sẽ tạo ra vị chua thanh mát, cân bằng với “bảng màu” ngọt đắng của thức uống. Hoặc nếu bạn thích hậu vị ngọt và muốn tăng vị đậm cho ngụm cocktail tiếp theo, hãy thử những món bánh ngọt. Chiếc pretzel lấp lánh vài hạt muối hoặc một chiếc macaron sẽ giúp bạn từ từ tận hưởng ly cocktail của mình. Nhất là Black/ White Russian.
Độ ngon của dòng cocktail này phụ thuộc chính vào loại rượu mạnh. Để không khiến cho ly cocktail vốn đã có cà phê trở nên quá mạnh, loại rượu mạnh phải tạo cảm giác mềm mại như nhung, không quá nồng hay “khô” để tránh bị sốc khi uống.
Tiêu biểu có thể kể đến Ketel One vodka, với hương thơm cam quýt và thảo mộc, vị khói và ngọt của lúa mì, kết cấu tròn, mịn và kết thúc bằng vị ngọt hơi cay. Loại vodka này sẽ tạo ra chiều sâu hương vị cho ly cocktail, phù hợp để bạn nhâm nhi tại nhà. Hãy tưởng tượng một buổi tối thân mật với bạn bè, trò chuyện bên hai, ba ly Martini hay Black Russian với sự sảng khoái và tinh nghịch. Và nên nhớ, chỉ hai, ba ly cocktail này trong một đêm thôi nhé!
Ketel One Vodka là nhãn hiệu vodka nguyên bản lâu đời, được chưng cất theo phương pháp truyền thống, mang đến hương vị tinh tế. Ketel One Vodka được sản xuất tại Schiedam, Hà Lan bởi nhà Nolet – dòng họ có truyền thống chưng cất rượu mạnh qua 11 thế hệ.
Ketel One Vodka đã 9 lần liên tiếp được đứng đầu danh sách các loại vodka bán chạy nhất tại các quán bar nổi tiếng nhất thế giới. Đồng thời, hãng cũng 7 lần liên tiếp vinh danh là vodka được ưa chuộng nhất tại các quán bar nổi tiếng nhất thế giới, và lọt top 10 lựa chọn vodka hàng đầu của các bartender (theo Drinks International 2021).
#KetelOneVodka #KetelOne #Drinkresponsibly18+