Khám phá môi trường công sở xưa và nay qua 8 từ lóng tiếng Anh | Vietcetera
Billboard banner

Khám phá môi trường công sở xưa và nay qua 8 từ lóng tiếng Anh

Những điều không ai nói ở môi trường công sở.
Khám phá môi trường công sở xưa và nay qua 8 từ lóng tiếng Anh

Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera

Bóc term là series về những từ lóng tiếng Anh đang thịnh hành của Vietcetera. Đây là chuỗi bài viết cập nhật xu thế cho độc giả dưới góc nhìn ngôn ngữ.

Ngôn ngữ không chỉ là một công cụ truyền đạt thông tin mà còn là minh chứng rõ nét cho những thay đổi xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực công sở, nhiều cụm từ ra đời dưới sự chuyển động không ngừng của đời sống xã hội, với mục tiêu chỉ ra những mặt tối của môi trường lao động.

Hãy cũng Vietcetera điểm qua 8 từ lóng về công sở để nhận thấy những khía cạnh khác nhau của môi trường công sở.

1. Golden handcuffs

Đã bao giờ công ty đề nghị một khoảng thưởng hấp dẫn với điều kiện bạn phải tiếp tục làm việc trong vòng vài năm tiếp theo?

Đây là golden handcuffs - các chính sách tăng lương, tặng thưởng mà các công ty đưa ra đối với một số nhân viên nhất định, đặc biệt là nhân viên cốt cán, để giữ chân họ.

alt
Nguồn: cottonbro/Pexels

Golden handcuffs trở nên phổ biến khi các công ty khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhưng “chiếc còng vàng" này có phải luôn là một lựa chọn hấp dẫn?

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

2. Anti-work

Trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng trầm trọng đến người lao động và môi trường làm việc cùng với xu hướng đề cao sức khoẻ tinh thần nơi công sở lên ngôi, phong trào tẩy chay công việc càng trở nên mạnh mẽ hơn.

alt
Nguồn: Amine M' Siouri cho Pexels

Phong trào anti-work đã nhen nhóm từ thuở hồng hoang, khi những người lao động bị bóc lột cảm thấy sức ép phải đứng lên đòi lại quyền lợi cho chính mình. Trong xã hội hiện đại, phong trào này thể hiện qua các sự kiện nghỉ việc hàng loạt mà trong đó cao trào là sự kiện Đại Nghỉ Việc (The Great Resignation).

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

3. Work Zombie

Có những người vẫn đi làm hàng ngày nhưng không còn hứng thú trong công việc vì nhiều lí do khác nhau. Họ thường xuyên rơi vào trạng thái trống rỗng, không thể tập trung hoàn toàn vào những gì đang diễn ra. Điều này khiến chất lượng công việc giảm sút và thái độ thờ ơ với mọi cơ hội hiện có. Những người làm việc cầm chừng như vậy được gọi là work zombie.

alt
Nguồn: Ron Lach/Pexels

Work zombie chỉ một trạng thái và có nhiều tầng lớp nguyên nhân khác nhau.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

4. Hustle

Bạn đã bao giờ trải qua tình huống dù đã kết thúc giờ làm việc nhưng bản thân vẫn liên hồi nhận được tin nhắn liên quan và deadline căng thẳng của công việc?

alt
Nguồn: Shutterstock

Đây là một phần của hustle culture (văn hoá làm việc hối hả), khi một người dồn năng lượng để làm một công việc nào đó với tốc độ nhanh chóng. Cụm từ này còn ngụ ý cho lối sống hối hả, vội vã.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

5. Scope creep

Ủa em tát nước bên đàng

Deadline hôm ấy khi nào mới xong?

Cơn ác mộc mang tên “Ủa em?” với những thay đổi vào phút chót không còn xa lạ với các bạn trẻ. Khi đi làm, có những dự án liên tục gặp phải những thay đổi về mục tiêu và yêu cầu, vượt qua ngoài những thoả thuận ban đầu.

alt
Nguồn: Anthony Shkraba/Pexels

Những thay đổi đột ngột này được gọi là scope creep. Trong nội bộ công ty, đôi khi bạn bạn phải 5 đầu 6 tay, kiêm thêm nhiều việc nằm ngoài trách nhiệm của bản thân.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến scope creep?

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

6. Black company

Bắt nguồn từ Nhật Bản với hiện tượng karoshi (chết vì làm việc quá sức), các doanh nghiệp đen đang dần mất chỗ đứng vì coi thường sức lao động của nhân viên.

alt
Nguồn: Floriane Vita/Unsplash

Bên cạnh việc bóc lột sức lao động, các doanh nghiệp đen còn nuôi dưỡng văn hoá làm việc độc hại như lạm dụng quyền lực, quấy rồi tình dục, không trả đúng công cho nhân viên và gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân.

Vậy đâu là cách để nhận biết công ty đen?

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

7. Zoom fatigue

Đại dịch COVID-19 bùng phát mở ra một kỷ nguyên mới: thời đại giao tiếp trực tuyến qua video. Trong số đó, Zoom đứng đầu danh sách các ứng dụng gọi video phục vụ công việc được sử dụng nhiều nhất.

alt
Nguồn: Unsplash

Zoom fatigue còn được hiểu là cảm giác mệt mỏi, kiệt quệ khi phải họp trực tuyến nhiều. Cảm giác này gần giống với hội chứng burnout vì Zoom thường được sử dụng đặc biệt trong công việc.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

8. Eight-hour movement

Phong trào Tám Giờ bắt đầu trong thế kỷ 19 và 20, diễn ra khi hàng triệu người lao động trên thế giới xuống đường biểu tình để được làm 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần.

alt
Nguồn: Wikiwand

Trong thế kỷ 21, khi nghiện việc (workaholism) trở thành trào lưu, người ta thường nhắc nhau về phong trào Tám Giờ. Khi nhiều tỷ phú cho rằng để thành công, chúng ta phải cật lực làm việc, vẫn còn một nhóm người “thay đổi thế giới” với mong muốn chỉ làm việc 40 giờ/tuần.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.