Cancel culture là gì? Phổ biến ra sao?

Cancel Culture, có thể được gọi là văn hóa tẩy chay, là một loại văn hóa được các công dân mạng thế hệ trẻ sử dụng như một công cụ 'xóa sổ' người nổi tiếng
Mai Nguyễn (Hoài)
Nguồn: Disney

Nguồn: Disney

1. Cancel culture là gì?

Cancel culture /ˈkæn.səl ˌkʌl.tʃɚ/ (danh từ) là làn sóng bài trừ một nhân vật nổi tiếng khi họ khiến công chúng phật lòng. Cancel culture diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội.

Nếu boycott - tẩy chay - là chống đối bằng cách không mua hàng hoặc tham gia biểu tình, cancel culture còn là chấm dứt kết nối của người ấy với cộng đồng, chẳng hạn hủy theo dõi họ trên mạng xã hội. Từ này được coi là phiên bản mở rộng của call-out culture - việc một người bị đánh giá, yêu cầu phải giải trình những việc làm sai của mình ở nơi công cộng.

Cancel culture có thể được dịch sang tiếng Việt là "văn hóa xóa sổ".

2. Nguồn gốc của cancel culture?

Cách dùng từ “cancel” để chỉ việc từ mặt một ai đó xuất hiện lần đầu tiên năm 1991, trong một lời thoại của bộ phim "New Jack City". Từ này bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau chương trình thực tế "Love and Hip-Hop: New York", khi một thành viên thốt lên "You're canceled" khi tranh cãi.

Hashtag #canceled xuất hiện lần đầu tiên trên Twitter vào khoảng 2015 trong cộng đồng người dùng da đen. Cách dùng từ này sau đó được mở rộng, không chỉ dành cho bạn bè thân thiết mà còn dùng để bày tỏ sự chống đối nghệ sĩ nếu họ làm điều gì gây khó chịu.

3. Cancel culture phổ biến ra sao?

Năm 2016, Taylor Swift từng là nạn nhân của văn hóa xóa sổ này sau khi Kim Kardashian tung đoạn ghi âm trong quá khứ giữa cô và Kanye West. Những lỗi lầm của nghệ sĩ trong quá khứ cũng dễ dàng bị "đào" và bị cộng đồng mạng bài trừ, với danh nghĩa của cancel culture.

Nhiều người cho rằng hủy hoại sự nghiệp của một ai đó là nhân danh công lý. Một số người lại cho rằng đây là việc làm để thỏa mãn tâm lý đám đông.

Nhưng văn hóa xóa sổ thực sự có khả năng xóa sổ hoàn toàn những người có quyền lực?

"Chúng tôi nghĩ rằng những điều mình làm sẽ thực sự tạo ra điều gì đó, nhưng người xấu thì vẫn xấu, còn những người mong muốn tạo ra sự thay đổi thì vẫn chẳng nhận được gì", Aaron Rose, một nhà tư vấn về sự hòa nhập và đa dạng, cho biết.

Rose cùng rất nhiều người không còn ủng hộ cancel culture vì sự độc hại trong cách bài trừ ai đó của một số người. Nhưng theo anh, chúng ta vẫn nên bày tỏ sự tức giận của mình, với niềm mong mỏi rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn, chứ không phải đơn thuần chỉ để thỏa mãn cơn giận và không làm điều gì sau đó.

4. Dùng từ cancel culture như thế nào?

Tiếng Anh

A: Are you still listening to her music?

B: Nah, I canceled her!

Tiếng Việt

A: Mày còn nghe nhạc bà ấy không?

B: Nghĩ gì vậy, tao cho bà ấy bay màu từ lâu rồi!


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục