Chữ Với Nghĩa: Cổ phong

Tìm hiểu về nghĩa của từ 'cổ phong' cũng như phong trào phục dựng lại các tinh hoa cổ của người Việt.
Minh Anh
Nguồn: Bạn Ngô Thị Mỹ Linh

Nguồn: Bạn Ngô Thị Mỹ Linh

1. Cổ phong là gì?

Cổ phong (chữ Hán: 古風) là một từ Hán Việt. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ những nét đẹp văn hoá của thời xưa.

  • Chữ 'cổ' (古) mang nghĩa là cổ xưa
  • Chữ 'phong' (風) nghĩa là phong tục

Trong bối cảnh hiện tại, cổ phong thường được đi kèm với những hoạt động phục hưng văn hoá cổ. Những dự án cổ phong được thực hiện bởi nhiều bạn trẻ đã tạo nên phong trào cổ phong - làn gió mới nhằm đem tinh thần văn hoá Việt trở về với nhịp sống hiện đại.

2. Cổ phong phổ biến khi nào?

Vào năm 2014, nhóm Đại Việt Cổ Phong ra đời, đem cụm từ cổ phong trở nên phổ biến tại Việt Nam. Được thành lập bởi những bạn trẻ Việt, mục đích của nhóm là tìm hiểu và tái hiện lại “văn vật của nước Việt xưa" một cách chuẩn xác nhất. Các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu bao gồm nhiều chủ đề, từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng cho đến hoa văn cổ và trang phục.

Với mong muốn đưa văn hoá cổ tới với công chúng, những dự án cổ phong được tái hiện dưới những phương tiện mới như: cosplay, game, phim ảnh,... Sự thành công của dự án Hoa văn Đại Việt cho tới phong trào cổ phục (trang phục cổ) đã chứng minh sức hấp dẫn của phong trào cổ phong. Gần đây nhất là dự án 'Người Việt xa lạ' của Vietnam Centre nhằm điểm qua 1000 năm trang phục của Việt Nam.

3. Cách dùng cổ phong

Trong thơ ca ngày trước, cổ phong được dùng:

Lưu tặng Quỳnh Lưu nhiếp doãn - Vũ Phạm Khải

  • Phiên âm Hán Việt: Tư châu thuần tú cổ phong tồn.
  • Dịch nghĩa: Châu này thuần hậu, phong tục cổ vẫn còn.

Ngày nay, từ cổ phong thường được dùng trong các từ: Phong trào cổ phong, khôi phục cổ phong,... hay tên riêng như nhóm Đại Việt cổ phong.

Có thể nói để diễn giải khái niệm nét đẹp văn hoá, phong tục tập quán,... ta có thể đơn giản sử dụng từ “cổ phong".


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục