Đô thị carbon thấp là gì? Những sáng kiến tại Hội nghị Đầu tư ESG 2024

Hơn 500 người tham gia và 80 diễn giả chuyên gia đầu ngành, Hội nghị Đầu tư ESG đã trở lại với chủ đề “Xây dựng một tương lai bền bỉ cho Việt Nam”.
Trân Trân
Phiên thảo luận: Innovations for Inclusive Green Energy Transition | Nguồn: Khooa Nguyen cho Vietcetera.

Phiên thảo luận: Innovations for Inclusive Green Energy Transition | Nguồn: Khooa Nguyen cho Vietcetera.

Diễn ra ngày 16 và 17/5 vừa tại New World Saigon Hotel (TP. HCM), Hội nghị Đầu tư ESG tổ chức bởi Vietnam Innovators by Vietcetera và Raise Partners, nhằm kết nối các nhà đầu tư, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và phi chính phủ trong và ngoài nước.

Hội nghị kéo dài 2 ngày, với sự tham gia của hơn 500 khách mời là chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, cùng 80 diễn giả là các chuyên gia đầu ngành. Họ cùng nhau thảo luận, đề xuất giải pháp nâng cao vị thế của ngành sản xuất Việt Nam trong chuỗi giá trị, đồng thời khai mở các cơ hội đầu tư thúc đẩy thực hành ESG và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Với cam kết đạt Net Zero - mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hành sáng kiến bền vững như thế nào?

Phát triển đô thị carbon thấp: Giảm phát thải nhà kính trong mọi khía cạnh đời sống

“Đô thị carbon thấp” (Lower carbon cities) là khái niệm không còn quá xa lạ trước xu thế chuyển đổi xanh. Hiểu đơn giản đây là hình thái đô thị thông minh mới, ứng dụng công nghệ vào giảm thiểu khí thải nhà kính và hạn chế tối đa dấu chân carbon lên môi trường.

Một hình mẫu đô thị carbon thấp cần phải hạn chế tối đa lượng phát thải khí carbon trong thành phố. Đại diện từ phía Chính phủ, Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐQT Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam, nhấn mạnh cần xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư vững chắc để thúc đẩy dòng vốn lớn vào các hoạt động giảm thiểu phát thải carbon.

Nhu cầu đô thị carbon thấp hiện nay đang ra sao?

Trang Vương, Deputy CEO của enCity giải thích, "Mỗi thành phố ngày nay đều cần một mô hình giảm khí thải carbon trong mọi khía cạnh cuộc sống. Đó có thể là tối ưu hệ thống nóng lạnh, hạ tầng vận tải, hay các hoạt động công nghiệp, thương mại và sinh hoạt dân cư."

"Với một danh sách hạ tầng dài vô tận, ta cần tiếp cận bằng tư duy chiến lược và giải pháp đa chiều để giảm khí thải nhà kính trong mọi ngóc ngách thành phố, hướng đến chất lượng sống tốt hơn.”

Tuy nhiên ở các đô thị lớn như TP. HCM nơi có mật độ dân số cao và hạ tầng phát triển chồng chéo, phức tạp, ta có thể nhìn thấy rào cản khi hiện thực hóa “đô thị carbon thấp”. Khó để thay đổi một nơi đã phát triển dày đặc, “Nhưng chúng ta hoàn toàn có lý do để lạc quan vào nguồn vốn chính phủ đầu tư cho các giải pháp đô thị xanh” - ông Jason Lusk, Managing Partner tại Clickable Impact tiếp nối.

Để bước đầu xây dựng một “đô thị carbon thấp” lý tưởng, nguồn vốn chính phủ là vô cùng quan trọng. Tình hình chung hiện nay là, mọi doanh nghiệp Việt đều đang chờ đợi giải pháp từ Danh mục phân loại xanh (Green Taxonomy) của chính phủ - ông Nam Nguyễn CEO & Climate Advisor của KLINOVA cho biết.

Theo Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA), Danh mục phân loại xanh (Green Taxonomy) là hệ thống phân loại để xác định các hoạt động kinh tế và đầu tư, thúc đẩy một quốc gia đạt mục tiêu môi trường cụ thể, ví dụ như giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Với Green Taxonomy, các nhà tài chính sẽ được hướng dẫn cụ thể các đề mục cần thực hiện khi đầu tư vào nền kinh tế xanh.

Phát triển sức bền và khả năng phục hồi của doanh nghiệp

Hội nghị cũng nhấn mạnh về mục tiêu của ESG, không chỉ về phát triển khả năng bền vững mà còn là “sức bền” của doanh nghiệp.

Trong đó, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, cho biết sức bền cần đến từ lộ trình chuyển đổi năng lượng và mô hình đầu tư hiệu quả của cả khu vực công và tư. Vì mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 chỉ có thể đạt được thông qua nỗ lực hợp tác, tận dụng thế mạnh và nguồn lực từ cả hai phía.

Ông Evans khẳng định cam kết của HSBC trong việc đồng hành cùng chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thực hành ESG

Tại hội thảo, một chủ công ty vừa và nhỏ đã đặt một câu hỏi thu hút nhiều sự quan tâm.

"Chúng tôi lo "cơm áo gạo tiền" hay trả lương đúng hạn cho nhân viên còn chưa xong, huống hồ ESG. Tiêu chuẩn ESG rất xa vời vì đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, chưa có cơ chế hỗ trợ, tiếp cận vốn dễ dàng", ông nói.

Trước những khó khăn đó, trong phiên thảo luận về Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs thực hành ESG, bà Rong Yu, Head of ESG Solutions, Greater China & ASEAN, S&P Global Sustainable1 chia sẻ hướng giải quyết từ góc độ cố vấn chiến lược.

Bà đề xuất các giải pháp, bao gồm tạo điều kiện kết nối SMEs với các nhà đầu tư toàn thế giới, giúp họ huy động vốn, tiến hành đo lường các chỉ số để gây dựng sự tin tưởng ở nhà đầu tư tốt hơn. Trên thực tế, S&P đã phát triển một nền tảng số nơi SMEs có thể gặp gỡ hơn 1.400 nhà đầu tư.

Yến Đỗ, Investment Manager tại Beacon Fund, cũng chỉ ra bà sẽ tìm kiếm các SMEs có cùng động lực về xã hội (chữ S - Social trong ESG), chủ động hợp tác với các doanh nghiệp cùng mong muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Với định hướng này, Beacon có thể giúp SMEs hệ thống, đưa ra lộ trình cụ thể các bước để tiến đến thực hành chữ S trong ESG.

Ông Craig Martin, Chairman tại Dynam Capital cho biết, “Với tư cách là nhà đầu tư, khi nhìn vào một công ty chúng tôi sẽ đo lường họ dựa trên 80 tiêu chí ESG khác nhau. Trong đó, chúng tôi cố gắng xác định một hoặc hai yếu tố có điểm sáng và có thể cải thiện, để hai bên cùng hợp tác phát triển yếu tố đó xuyên suốt giai đoạn đồng hành.”

Cơ hội kết nối những nhà đầu tư tiềm năng tại sự kiện

Bên cạnh đó, sự kiện mở ra không gian networking, cùng với phiên Kết nối các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng có cùng mục tiêu và giá trị. Các lĩnh vực kết nối và trao đổi giữa các bên tham gia trải rộng từ:

  • Circular Economy: Kinh tế Tuần hoàn.
  • Sustainable Agriculture/Aquaculture: Nông nghiệp/Thủy sản bền vững.
  • Green Manufacturing: Sản xuất xanh.
  • Climate Tech/Reducing Emissions: Công nghệ Khí hậu/Giảm phát thải.
  • Gender-Lens Investing and Financial Inclusion: Đầu tư Tài chính toàn diện dưới lăng kính giới.
  • Fintech/ESG Innovation: Đổi mới Fintech/ESG.
  • Social Enterprises, NGOs: Doanh nghiệp xã hội, tổ chức phi chính phủ.

ESG giờ đây đã là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, chiến lược đầu tư và tuân thủ luật thẩm định quốc tế. Sự kiện sẽ là cầu nối để mọi doanh nghiệp lớn nhỏ gặp gỡ, hợp tác, và nắm bắt các cơ hội kinh doanh bền vững, đưa Việt Nam lên vị trí tiên phong trong lĩnh vực quản lý môi trường, trách nhiệm xã hội, phát triển kinh tế địa phương và quản trị doanh nghiệp.

Về Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2024
Do Vietnam Innovators by Vietcetera và Raise Partners đồng tổ chức, hội nghị hứa hẹn sẽ mang đến những cuộc đối thoại và câu chuyện ESG mang tính chuyên môn cao và hữu ích từ các chuyên gia, nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện từ các tổ chức chính phủ quốc tế, và các công ty khởi nghiệp startup định hướng ESG trong và ngoài nước.

Thời gian: 8:30 AM - 4:30 PM, ngày 16-17/05/2024
Địa điểm: Khách sạn New World Saigon Hotel - 76 đường Lê Lai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Thông tin chi tiết về sự kiện: tìm hiểu thêm tại ĐÂY
Chân thành cảm ơn các nhà tài trợ: Dynam CapitalVietnam Holding (Title Sponsor), Australian Department of Foreign Affairs and Trade (Leading Government Partner), British University Vietnam, HSBC Vietnam (Major Sponsor), New World Saigon Hotel (Venue Sponsor), Vero Asean (Official Communications Partner), EurochamNordcham (Promotional Partner), AmCham (Promotional Partner), Marou, Cricket OneEvery Half Coffee (In-Kind Partners).


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục