Làm việc hiệu quả khi nơi ở biến thành văn phòng
Hậu COVID: Cơ hội để tái định nghĩa “Văn phòng”
Trước đây, khi nói đến công việc, chúng ta vẫn liên tưởng tới hình ảnh của chốn văn phòng với bàn ghế được xếp thành hàng và những phòng họp không còn chỗ trống. Thế nhưng, COVID-19 và phong cách làm việc từ xa (remote working) đã thay đổi suy nghĩ này.
Làm việc từ xa từng được coi là giải pháp tình thế và không mang tới sự hiệu quả. “Làm sao để đảm bảo tiến độ công việc khi không tận mắt chứng kiến nhân viên của mình làm việc?” là mối bận tâm của hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các nhà quản lý. Tâm lý lo sợ này khiến cho chúng ta chưa bao giờ có một cuộc cải tổ toàn diện về cách thức làm việc.
Thế nhưng, COVID-19 đã thúc ép tất cả doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi quy mô, buộc phải vượt qua định kiến và thử sức với điều vẫn được coi là bất khả thi. Không khó để thấy mọi doanh nghiệp đều trải qua giai đoạn chật vật để thích nghi với phong cách làm việc mới. Nhưng khi mà dịch bệnh đã đi qua, có lẽ chúng ta đều đồng ý rằng làm việc từ xa hoàn toàn có thể được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Đại dịch đã chứng minh rằng nhiều ngành nghề khi được thực hiện từ xa có thể mang tới hiệu quả tương đương, hay thậm chí là cao hơn so với có mặt tại văn phòng. Khảo sát từ Connect Solutions cho thấy 77% người làm việc từ xa đạt năng suất cao hơn, trong khi 30% làm được nhiều việc hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Kết quả này có thể khiến không ít người cảm thấy ngạc nhiên, nhưng thực tế lại vô cùng hợp lý khi xét đến việc chúng ta vốn đang sống và làm việc trong kỷ nguyên số, với các công cụ làm việc như Internet, điện toán đám mây, smartphone và laptop đều trở nên dễ tiếp cận và mang tính cá nhân cao. Định nghĩa “bàn giấy” cũng đã thay đổi, khi dữ liệu công việc không còn nằm trong những tập tài liệu dày cộp như trước kia, mà đều đã được số hóa và có thể được truy cập bất cứ đâu.
Rõ ràng, mô hình làm việc tại văn phòng truyền thống không còn phù hợp với một bộ phận không nhỏ tri thức. Nếu bạn bước vào một văn phòng và thấy khung cảnh vô vàn những khuôn mặt đang chăm chú vào màn hình máy tính và tai đeo tai nghe khử tiếng ồn, đó là dấu hiệu cho thấy cần có sự chuyển mình về phong cách làm việc. Tại sao doanh nghiệp lại phải lãng phí khoản chi phí lớn để vận hành văn phòng, để rồi sau đó tạo ra một môi trường làm việc mà chẳng mấy nhân viên cảm thấy dễ chịu?
Nếu như mục đích chính của văn phòng ngày nay không còn là để thực hiện những công việc buồn tẻ, thì có lẽ chúng nên được tái cấu trúc để trở thành nơi giao lưu và kết nối - hay nói một cách khác là một “clubhouse” (hội quán).
Clubhouse cũng là tên một ứng dụng đã nổi lên trong thời kỳ dịch bệnh vừa qua, nhờ khả năng kết nối những con người có cùng sở thích và mối quan tâm giữa thời điểm giãn cách xã hội. Và giờ đây, người ta muốn mang âm hưởng của Clubhouse đến với những văn phòng hiện đại, phù hợp với xu thế làm việc mới. Thay vì một dãy dài những người ngồi trước máy tính, văn phòng của tương lai sẽ là nơi để trò chuyện và giao tiếp, có thể liên quan đến công việc nhưng cũng có thể là những vấn đề khác. Theo số liệu từ Axios, có tới 60% doanh nghiệp tại Mỹ đã và đang trong quá trình cách tân văn phòng để hòa nhập cùng xu hướng này.
Bí quyết tạo dựng môi trường làm việc từ xa hiệu quả
Khi mà làm việc từ xa sẽ trở thành tiêu chuẩn bắt buộc của công sở hiện đại, các nhà quản lý đứng trước thử thách tạo dựng cho nhân viên một môi trường làm việc vừa năng suất, nhưng cũng vừa thoải mái. Đương nhiên, chúng ta đang nói tới công cụ làm việc của tất cả mọi người trong kỷ nguyên số - đó là những chiếc máy tính.
Khi nói tới máy tính, nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ rằng những cỗ máy tính đời cũ đã là đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc cơ bản của đại bộ phận dân văn phòng. Tuy nhiên, đây như một con dao hai lưỡi, khi sử dụng những cỗ máy tính lạc hậu tuy sẽ giúp tiết kiệm chi phí ban đầu, nhưng sẽ mang đến nhiều rủi ro và rắc rối cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành lâu dài.
Những chiếc máy tính cũ khiến cho người làm việc không có cảm hứng để làm việc, bởi thiết kế dày và nặng của chúng rất khó để mang theo mọi lúc mọi nơi. Do không được trang bị cấu hình tốt nhất, những chiếc máy tính này còn gây cản trở người làm việc phát huy tối đa khả năng của mình. Việc không hỗ trợ phiên bản hệ điều hành mới nhất cũng mở ra những lỗ hổng về bảo mật, khiến cho dữ liệu tuyệt mật của doanh nghiệp có thể bị lộ lọt và gây tổn thất nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc tận dụng máy tính cũ tưởng chừng như sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm, nhưng thực tế còn khiến họ lãng phí nhiều hơn. Tuổi đời cao kéo theo nguy cơ những chiếc máy tính này hỏng hóc, từ đó kéo theo chi phí sửa chữa cũng gia tăng. Quan trọng hơn, mỗi lần những chiếc máy tính này gặp sự cố là lại một lần luồng công việc bị đứt gãy, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ dự án.
Vì vậy để có thể làm việc từ xa hiệu quả, nhân viên cần được cung cấp những mẫu máy tính “chuẩn doanh nghiệp”. Những chiếc máy tính đạt tiêu chuẩn này sẽ không chỉ giúp người làm việc gia tăng năng suất, mà còn giúp chủ doanh nghiệp an tâm trong quá trình chuyển đổi số nhờ độ bền vượt trội, khả năng bảo mật vững chắc, chế độ hậu mãi đảm bảo và khả năng quản lý mạnh mẽ.
Là thương hiệu laptop doanh nghiệp tốt nhất 2021 theo bình chọn của PCMag, ASUS hiểu rõ hơn ai hết những đòi hỏi của người đi làm và doanh nghiệp. Kết hợp sự thấu hiểu với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực máy tính, ASUS đã tạo ra ASUS Expert Series - dòng máy tính chuyên biệt và toàn diện dành cho doanh nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe nhất của môi trường làm việc hiện đại.
ASUS Expert Series, trong đó nổi bật là chiếc laptop ExpertBook L1 , vượt mọi kỳ vọng của doanh nghiệp về một mẫu laptop dành cho công việc. Thiết bị đáp ứng nhu cầu làm việc linh hoạt cũng trở thành lựa chọn được doanh nghiệp quan tâm. ExpertBook L1 tích hợp những công cụ cần thiết để tạo ra môi trường làm việc năng suất, nhờ vào bộ vi xử lý di động AMD Ryzen 3000 Series và đồ họa AMD Radeon, kết hợp với bộ nhớ 32 GB và dung lượng lưu trữ thoải mái. Máy có khả năng kết nối nhanh với Wi-Fi 62 và công nghệ Asus Wi-Fi Master3 chống nghẽn mạng.
ASUS ExpertBook L1, cũng như mọi mẫu ExpertBook khác, đạt chuẩn độ bền MIL-STD 810 H khắt khe của quân đội Mỹ, vượt qua nhiều bài kiểm tra như thả rơi, va đập hay điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Kể cả trong trường hợp máy gặp sự cố, doanh nghiệp cũng có thể hoàn toàn yên tâm nhờ chế độ hậu mãi chuyên nghiệp của ASUS gồm bảo hành toàn cầu, bảo hành tận nơi, hỗ trợ 24/7… để hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra trơn tru. Không những vậy, nhà quản lý còn có thể quẳng đi gánh lo về chi phí sửa chữa khi chương trình bảo vệ hư hại độc quyền của ASUS sẽ giảm thiểu tới 80% chi phí sửa chữa do hư hại từ người dùng.
Không chỉ bền bỉ và đáng tin cậy, ASUS ExpertBook nói chung còn là mẫu laptop siêu an toàn khi được tích hợp hàng loạt công nghệ bảo mật như chip TPM 2.0, camera hồng ngoại, cảm biến vân tay, nắp che webcam vật lý, màn hình chống nhìn trộm, khóa Kensington cùng hàng loạt tiện ích phần mềm như khóa BIOS/HDD, hạn chế kết nối thiết bị USB. Cộng với khả năng sao lưu dữ liệu trong thời gian thực nhờ cơ chế SSD kép và công nghệ RAID, tài sản số của doanh nghiệp sẽ luôn được bảo vệ tuyệt đối.
Tìm hiểu thêm thông tin về:
ASUS Expert Series tại đây
ASUS ExpertBook L1 tại đây