OV Summit 2025: Bức tranh toàn cảnh về thị trường Việt Nam cho cộng đồng Việt kiều

Ngày 3/1 vừa qua, hội nghị OV Summit 2025 với chủ đề "Crossing Over" đã diễn ra tại khách sạn Sheraton Saigon Grand Opera. Sự kiện quy tụ hàng trăm Việt kiều và người nước ngoài đến tham dự.
Bích Trâm
Nguồn: Vietcetera

Nguồn: Vietcetera

Ngày 3/1/2025 vừa qua, hội nghị OV Summit: Crossing Over đã diễn ra thành công tại khách sạn Sheraton Saigon Grand Opera. Quy tụ hơn 400 Việt kiều và 38 diễn gia, sự kiện là dịp để cộng đồng Việt kiều và người nước ngoài tại Việt Nam khám phá bức tranh toàn cảnh về thị trường trong nước, đồng thời tìm kiếm cơ hội lập nghiệp trong nước từ những chia sẻ của các lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành ở nhiều lĩnh vực.

Sự kiện mở đầu với bài phát biểu khai mạc của Quang Do, Nhà sáng lập cộng đồng Overseas Vietnamese (OV) và tiếp nối bằng phần trình bày của Chris Do, CEO & Nhà sáng lập The Futur, về chủ đề tận dụng thế mạnh văn hóa để phát triển thương hiệu cá nhân (Reinventing Yourself: Creating a Personal Brand).

Phần chia sẻ đầy cảm hứng của Chris Do, đặc biệt là câu chuyện về căn tính và bản sắc văn hoá cá nhân, đã nhận về sự hưởng ứng lớn từ người tham dự, góp phần hâm nóng bầu không khí tại hội nghị.

Đầu giờ chiều, phiên thảo luận trở lại với hoạt động tương tác sôi nổi từ LEGO Manufacturing Vietnam. Hoạt động khơi gợi sự thích thú của khán giả thông qua các câu hỏi về LEGO tại Việt Nam và những phần quà hấp dẫn.

Suốt một ngày hội nghị, các phiên thảo luận đã vẽ nên bức tranh đa chiều về cơ hội việc làm tại Việt Nam, đi kèm là những thách thức riêng biệt đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng thích ứng và tầm nhìn cho tương lai.

Cơ hội việc làm cho Việt kiều và người nước ngoài tại Việt Nam: Góc nhìn từ nhà tuyển dụng

Trong phiên thảo luận “Securing Your Dream Job at Vietnam's Top Corporations” (Chinh phục công việc mơ ước tại các tập đoàn hàng đầu Việt Nam), , Founding Partner và Managing Director của Janus Executive Search & Talent Advisory, nhận định nhân tài Việt Nam hiện nay ưu tiên cơ hội làm việc tại tập đoàn trong nước hơn là tập đoàn đa quốc gia (MNC). Xu hướng này cũng diễn ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mức lương của các công ty trong nước đang dần bắt nhịp với tiêu chuẩn lương quốc tế, thậm chí có thể cạnh tranh với thị trường Singapore và Malaysia. Quá trình chuyển đổi này nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có cộng đồng Việt kiều.

Dù đã có nhiều bước tiến phát triển, nhân lực trong nước vẫn còn thiếu khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D), quản trị chuyển đổi số và kinh nghiệm mở rộng quy mô ra quốc tế. Nhiều doanh nghiệp cũng đi tìm nhân sự có khả năng quản lý vận hành quy mô lớn và phát triển các chiến lược về công nghệ và dữ liệu.

Với cộng đồng Việt kiều, tìm kiếm cơ hội việc làm không phải là mối lo duy nhất. Điều họ cần là làm thế nào để duy trì khả năng cạnh tranh giữa thị trường lao động khắc nghiệt. Theo ông Tin Danh, Talent Operations Senior Manager tại LEGO Manufacturing Vietnam, câu trả lời nằm ở nỗ lực nghiên cứu thị trường việc làm trong nước để xác định được nhóm kỹ năng mà thị trường đang cần. Từ đó, nhân tài quốc tế và Việt kiều có thể chuẩn bị các chứng chỉ liên quan, chẳng hạn như chứng chỉ kế toán cho dân tài chính.

Ngoài ra, để hồ sơ nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng, ứng viên cũng cần chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế có yếu tố phù hợp với bối cảnh Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh khả năng ngôn ngữ và sự hiểu biết văn hoá.

Với bà Alexis Pham - Chief People Officer tại Masterise Group, là một Việt kiều và từng “chinh chiến” qua nhiều tập đoàn đa quốc gia như British American Tobacco và tập đoàn trong nước như Techcombank, một yếu tố quan trọng mà cộng đồng Việt kiều cần suy xét chính là động lực nào đưa họ về nước. Chỉ cần rõ ràng về mục tiêu mà bạn muốn đạt được, dù là tạo ra giá trị cho bản thân hay doanh nghiệp, để lại thành tựu hay chỉ đơn giản là khám phá những cơ hội mới, cuộc đời sẽ tự động dẫn lối cho hành trình của bạn.

Bên cạnh đó, Alexis cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam không phải là nơi cần “sửa chữa”, mà là nơi để cùng hợp tác và đóng góp. Với mục tiêu rõ ràng và tâm thế cởi mở, những người xa xứ khi trở về có thể phát triển song hành với tiến trình đi lên của đất nước.

Từ môi trường quốc tế sang tập đoàn trong nước: Góc nhìn của C-level

Ông Khanh Ngo, CEO của Liobank by OCB, đã từng sinh sống và làm việc suốt 17 năm tại nước ngoài. Trước khi quyết định cùng vợ "xách ba lô” về Việt Nam, ông đã từng có hơn 3 năm đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại TikTok Canada và Singapore. Tương tự, ông Tu Duong, Chief Transformation Officer tại ACB, rời Việt Nam từ năm 3 tuổi và dành phần lớn cuộc đời sinh sống, học tập và làm việc ở Malaysia và Sydney trước khi họ trở về Việt Nam để tìm kiếm cảm giác thuộc về.

Mặc dù đều gặp khó khăn trong quá trình thích nghi với môi trường làm việc tại tập đoàn Việt Nam, trải nghiệm của họ đã mang đến nhiều bài học giá trị cho những Việt kiều ở cùng cảnh ngộ.

.

Về phía ông Khanh Ngo, việc tận dụng kỹ năng chuyên môn quốc tế và điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam là tối quan trọng. Ông ủng hộ tiếp cận theo hướng "Think global, act local" (tư duy toàn cầu, hành động như người địa phương).

Ông Tu Duong cho biết, văn hóa làm việc tại Việt Nam vẫn ngại mắc lỗi và rủi ro, nên cần xây dựng lòng tin với nhân sự để họ cảm thấy thoải mái học hỏi từ những sai lầm. Mặt khác, ông Khánh khuyến khích Việt kiều nên gắn kết với quê hương thông qua các hoạt động tình nguyện hoặc giúp đỡ địa phương. Hành động này không chỉ giúp họ xây dựng mối quan hệ hay thương hiệu cá nhân, mà còn gắn bó hơn với đất nước.

Chuyện kinh doanh tại Việt Nam, thực hư thế nào?

Môi trường đầu tư đầy tiềm năng, nhưng cần thận trọng

Trong phiên thảo luận “Where's the Investment Flowing to?” (Dòng tiền đầu tư đổ về đâu?), các diễn giả đã thảo luận về bối cảnh đầu từ năng động tại Việt Nam, với các ngành công nghệ như Web3 và AI đang phát triển mạnh mẽ.

Thanh Lê - Nhà sáng lập của Ninety Eight đã chỉ ra Blockchain là lĩnh vực hiếm hoi mà Việt Nam sản sinh được các công ty trị giá hàng tỷ đô, không như các lĩnh vực công nghệ khác. Đây là thành tựu tuyệt vời đối với một ngành tương đối mới như Blockchain, đồng thời cho thấy tiềm năng của Việt Nam trong việc dẫn đầu các ngành công nghệ mới.

Bà Tuyet Vu - Advisor tại Vertex Ventures SEA & Ấn Độ (một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất trong khu vực, hoạt động qua nhiều thập kỷ và có danh mục đầu tư từ năm đến sáu kỳ lân) cũng cho rằng AI là một lĩnh vực đầy hứa hẹn.

Bà đánh giá cao chất lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các kỹ sư Việt Nam. Tuy nhiên, bà Tuyết Vũ cũng chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực có trình độ vẫn chưa đủ để phát triển theo quy mô lớn.

Về cơ hội đầu tư, ông Minh Le - Investment Strategist tại Vietinvest.au cho rằng các ngành nghề truyền thống như ngân hàng và bất động sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các ngành công nghệ cao như AI và khoa học đời sống đang dần dẫn đầu nhờ vào lực lượng lao động trẻ, am hiểu công nghệ tại Việt Nam.

Ông Minh cũng đưa ra lời cảnh báo cho các nhà đầu tư. Thoạt nhìn, Việt Nam có vẻ rất tiềm năng, cơ hội kiếm tiền ở khắp mọi nơi. Sẽ có nhiều người đến chào hàng với ý tưởng hay đến mức khiến bạn muốn đầu tư hết vốn liếng. Nhưng chỉ đến khi bắt tay vào thực thi thì mới bắt đầu vỡ mộng và cái giá phải trả có thể là rất nhiều tiền. Thậm chí dù có làm việc sát sao với những nhà sáng lập thì bạn cũng chưa chắc hiểu rõ cách vận hành của doanh nghiệp mà bạn đang đầu tư

Cơ hội và thử thách cho startup tại Việt Nam

Tại Việt Nam, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết với chi phí phải chăng và một thị trường trên đà phát triển. Với những điều kiện thuận lợi này, không ít Việt kiều tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp trong nước. Câu chuyện của họ được chia sẻ trong phiên thảo luận “Starting Your Own Business in Vietnam” (Khởi Nghiệp Tại Việt Nam).

Sau một thập kỷ tại sinh sống Anh, chị đã quyết định về Việt Nam lập nghiệp và xây dựng nên Dòng Dòng - thương hiệu thời trang bền vững “biến hoá” phông bạt cũ, rác nhựa thành túi xách đeo vai. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hoá và cách giao tiếp, chị cũng gặp phải những khó khăn trong việc quản lý nhân sự.

Sau nhiều năm cống hiến cho các tập đoàn nước ngoài, chị Phoebe Tran mong muốn kết nối lại với cội nguồn và góp sức vào việc phát triển đất nước. Để tri ân nền văn hóa phong phú và tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam, chị đã thành lập The Village Château Distillery nhằm đưa rượu Việt vươn tầm thế giới.

Thách thức lớn nhất mà chị Phoebe gặp phải nằm ở khâu đào tạo. Để xây dựng được một đội ngũ đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế đòi hỏi tính bền bỉ và kiên nhẫn cao.

Tiềm năng vượt ngoài biên giới

Trong phiên thảo luận “Operate In Vietnam, Sell Globally” (Vận hành tại Việt Nam, bán hàng ra quốc tế), ông Howard Silby, General Director tại NAB Innovation Centre Vietnam, đã chia sẻ về chiến lược "insourcing": tận dụng nhân tài Việt để xây dựng giải pháp công nghệ cho khách hàng quốc tế, đồng thời phát triển cộng đồng chuyên môn trong nước.

Các diễn giả còn lại cũng đề cập đến lợi thế khác của Việt Nam như mạnh về giáo dục STEM, đội ngũ chuyên gia tận tình và chi phí vận hành hợp lý, các mặt thách thức về khung pháp lý và tầm quan trọng của phát triển bền vững. Với tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục và sản xuất, Việt Nam đang dần trở thành thị trường hấp dẫn cho các doanh nhân và nhà đầu tư.

Phiên thảo luận cuối cùng “Real Estate Development Spotlight” (Điểm sáng trong phát triển bất động sản) có sự góp mặt của ông Lawrence Lennon, Director của Capital Markets Services tại CBRE Việt Nam. Ông cho rằng chính quá trình đô thị hóa, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và chính sách hỗ trợ từ chính phủ đã tạo nên thị trường bất động sản nở rộ tại Việt Nam.

Ông Lennon cũng đề cập đến tiềm năng của các công trình xanh và phát triển bền vững. Đồng tình với quan điểm này, ông Leo Nishimura, Executive Director của BECAMEX TOKYU, nhấn mạnh rằng cần giải quyết các vấn đề đặc thù của đô thị Việt Nam, chẳng hạn như tốc độ đô thị hóa.

Ông cũng giới thiệu các sáng kiến xanh phù hợp với quá trình phát triển đô thị từ BECAMEX TOKYU, bao gồm việc ứng dụng các thiết kế thân thiện với môi trường và giải pháp năng lượng tái tạo.

Các lĩnh vực nổi bật khác như phát triển bền vững, công nghệ, thực phẩm và đồ uống (F&B) và sáng tạo nội dung đều được đề cập trong 10 phiên thảo luận xuyên suốt hội nghị. Qua đó, cộng đồng Việt kiều đã có thêm góc nhìn hữu ích và nhìn thấy cơ hội để lập nghiệp tại Việt Nam.

Hội nghị khép lại với sự kiện ký tặng sách với Chris Do. Những người tham dự háo hức xếp hàng với cuốn Pocket Full of Do trong tay, mong chờ khoảnh khắc gặp gỡ trực tiếp với tác giả.

Cuộc vui không chỉ dừng lại ở đó. Để dấu kết cho chuỗi sự kiện thêm đặc sắc và đáng nhớ, OV Summit mời các vị khách tham dự đến với tiệc tối After Party tại The Nexus Square và tận hưởng không khí sôi động với phần trình diễn của DJ Levi Oi, bữa tiệc ẩm thực từ CTY Kitchen + Bar và hương vị tinh túy từ Don Julio, East West Brewing và Rượu Làng.

Những khoảnh khắc đáng nhớ tại hội nghị:

Về Overseas Vietnamese Summit 2025: Crossing Over

Overseas Vietnamese Summit (OV Summit) là sự kiện hội ngộ thường niên, nơi người Việt ở nước ngoài và người Việt đã quay trở về từ nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau chia sẻ câu chuyện cá nhân cùng những góc nhìn của họ về cơ hội và thách thức khi làm việc cũng như bí kíp chinh phục thành công trong bối cảnh kinh doanh sôi động tại thị trường Việt Nam.

Ngày: 02-04/01/2025
Địa điểm:
Thành phố Hồ Chí Minh

Cảm ơn các đơn vị tài trợ và đối tác đã đồng hành cùng Vietcetera trong sự kiện này:

- Title Sponsor: Ninety Eight
- Major Sponsor: LEGO Manufacturing Vietnam
- Recruitment Lead Partner: Janus Executive Search & Talent Advisory
- Engagement Partner: BECAMEX TOKYU, Vietinvest.au, Gohub & Liobank by OCB, Diageo (Owner of Johnnie Walker, Don Julio), Rượu Làng và East West Brewing
- Travel Partner: BE
- Communications Partner: British Chamber of Commerce Vietnam (BritCham), Shark Tank Việt Nam & Nordcham

Thưởng thức có trách nhiệm, 18+.
Không chia sẻ nội dung này cho người dưới 18 tuổi.

Chuyển ngữ bởi Thuý An


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục