Retail Therapy - Buồn thì mua sắm!

Retail therapy là một giải pháp trị liệu tâm lý mà ai cũng đã trải nghiệm. Nhưng liệu chúng có tác dụng không? Hay chỉ là một chiêu trò của chủ nghĩa tiêu dùng?

Minh Anh
Nguồn: Hân Nguyễn cho Vietcetera

Retail Therapy hay còn gọi là 'trị liệu mua sắm'

1. Retail therapy là gì?

Retail therapy /ˈriː.teɪl ˌθer.ə.pi/ (danh từ) chỉ hành động mua sắm để cảm thấy tốt hơn khi buồn.

Retail therapy có thể được dịch là “trị liệu mua sắm”.

Ban đầu, retail therapy được sử dụng với nghĩa châm biếm. Từ “therapy” trong ngữ cảnh này không được coi như một phương pháp trị liệu khoa học.

2. Nguồn gốc của retail therapy?

Năm 1986, tờ Chicago Tribune đã đăng tải một bài viết mang tên Bấm giờ cho việc mua sắm.  Cụ thể, bài viết này chỉ trích việc mà người dân nước Mỹ coi việc mua sắm làm “phương thuốc” trị những căn bệnh tâm lý và vấn đề của mình. 

3. Vì sao retail therapy trở nên phổ biến?

Sự phổ biến của trị liệu mua sắm tới từ việc nó đem tới niềm vui tạm thời. Mua sắm được coi như một phần thưởng khi nó giúp não bộ sản sinh ra dopamine. Đây là lúc chúng ta gác lại âu lo và tận hưởng sự hạnh phúc ngắn hạn. 

Sự phát triển của chủ nghĩa tiêu dùng khuyến khích chúng ta mua sắm nhiều hơn. Bên cạnh đó, các nhà quảng cáo cũng làm cho người tiêu dùng tin rằng: mua sắm và vật chất có thể tạo nên sự hạnh phúc.

Hành vi “tự thưởng cho bản thân" khi buồn hay mua sắm bốc đồng  lại có thể khiến người ta mua nhiều hơn những gì mình cần. Trị liệu hoá ra lại phản tác dụng. Việc vung tiền mua sắm gây ra tác động tiêu cực tới cảm xúc người tiêu dùng khi họ nhận ra mình đã phung phí. Vậy nên có thể nói “trị liệu mua sắm” là con dao 2 lưỡi đối với người tiêu dùng không tỉnh táo.

4. Dùng Retail Therapy như thế nào?

Tiếng Anh:

A: I feel so bad these days because of the coronavirus pandemic.

B: Honey, you need retail therapy!

Tiếng Việt:

A: Cái đại dịch này làm tôi thấy buồn dễ sợ luôn.

B: Bạn yêu ơi, buồn thì mình đi mua sắm thôi!


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục