Từ chối thế nào để không mất lòng nhau?

Từ chối để không bị xem là "thảo mai" hoặc gây mất lòng nhau cũng là một kỹ năng đấy. Cùng Vietcetera lập "chiến lược" từ chối để nói không thật hiệu quả nhé

Sơn Đặng
Từ chối thế nào để không mất lòng nhau?

Từ chối thế nào để không mất lòng nhau?

Vào đầu năm 2016, tôi bị vỡ ruột thừa trong lúc đang làm việc. Mặc dù đã có nhiều dấu hiệu nhận biết từ lâu, nhưng tôi vẫn không đi khám sớm hơn chỉ vì lý do là “quá bận”.

Trải nghiệm ấy đã làm thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống, công việc và trách nhiệm của một người vợ, người mẹ.

Trước tai nạn để đời ấy, tôi luôn nói “có” với mọi thứ. Sau 8 ngày nằm liệt giường trong bệnh viện, tôi không còn cách nào khác ngoài việc niệm một câu “thần chú” mới mà mẹ tôi rất hay sử dụng mỗi khi tôi xin tiền tiêu vặt khi còn nhỏ: không là không.

Từ lúc đó, tôi học được cách từ chối người khác mà không khiến họ phật lòng, như khi đồng nghiệp “nhờ vả” quá nhiều trong công việc, hay bạn bè hẹn đi chơi mà tôi đang cần ở nhà ‘dưỡng sức’. Đây là một số cách giúp bạn có thể làm được điều này.

1. Hãy nói thẳng…

Hãy nói luôn là bạn không thể làm được và từ chối lịch sự, ví dụ như: “Cám ơn vì lời mời nhé, nhưng mình không tới hôm đó được”. CHẤM HẾT. Mọi người thường có xu hướng mè nheo khi bạn từ chối, nhưng tốt nhất hãy giữ vững lập trường của mình. Việc nói thẳng sẽ đỡ tốn thời gian của đôi bên và họ cũng có thể nhanh chóng nhờ người khác nếu cần thiết.

2. …Và thật

Có thể là bạn đang bận làm việc khác, hoặc bạn đã quá mệt mỏi sau nhiều ngày chạy deadline. Dù gì đi nữa thì điều đó là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể nói thật một cách lịch sự, chẳng hạn như, “Em xin lỗi nhưng mấy hôm nay chạy deadline nhiều nên em hơi mệt. Chị nhờ người khác giúp em nhé.”

Nếu khéo léo thì việc nói thật như thế này lại giúp bạn đỡ mất thời gian làm những việc không liên quan tới bổn phận và trách nhiệm của mình. Và điều quan trọng nhất là: bạn không cần cảm thấy tội lỗi khi thành thật với bản thân và người khác.

3. Tìm người khác thay mình

Cách đơn giản và thực tế nhất để thể hiện thiện chí sau khi nói ‘không’ với ai đó là giúp họ tìm người khác thay mình.

Nếu đó là công việc freelance (có trả phí) hoặc một sự kiện cộng đồng, bạn có thể giúp chia sẻ cơ hội đó với những người bạn biết sẽ có hứng thú. “Tiếc quá, hôm đó mình không tới được. Mình biết vài người khá hợp, bạn có muốn mình giới thiệu cho bạn không?”

Một người bạn của tôi làm hướng dẫn viên du lịch tự do vẫn thường giới thiệu các hướng dẫn viên khác đi tour giùm anh ấy vào những ngày anh bận. Điều này chẳng những “vẹn cả đôi đường” cho các bên mà còn giúp mọi người có ấn tượng tốt về bạn.

4. Hẹn dịp sau

Đôi khi bạn muốn nói ‘có’ nhưng bản thân lại đang có quá nhiều việc gấp cần phải giải quyết, hoặc đơn giản là bạn mệt và cần nghỉ ngơi. Khi đó, bạn có thể cho họ biết rằng bạn sẵn sàng tham gia hoặc giúp đỡ họ nếu có lần sau. Điều này vừa thể hiện thiện chí và củng cố mối quan hệ, vừa để chắc rằng bạn không bỏ lỡ những cơ hội từ họ trong tương lai.

Bài viết của chuyên gia truyền thông tại , được chuyển ngữ bởi Sơn Đặng.

Xem thêm:

[Bài viết] Bạn đang sống bận rộn hay bận rộn để sống?

[Bài viết] Từ bỏ mạng xã hội không giải quyết được vấn đề của người trẻ


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục