Web 3.0 - Tương lai mới của Internet hay chỉ là trò nhảm nhí?

Liệu máy tính có đủ thông minh để kết nối vạn vật?
Nguyễn Xuân Long
Web 3.0 mong muốn dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo. | Nguồn: Mark Zuckerberg.

Web 3.0 mong muốn dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo. | Nguồn: Mark Zuckerberg.

1. Web 3.0 là gì?

Trước khi định nghĩa Web 3.0, hãy cùng tìm hiểu về cách con người sử dụng internet từ xưa đến nay.

Từ thập niên 90s, internet bắt đầu trở nên phổ biến. Thế hệ đầu tiên của mạng internet được gọi là Web 1.0. Ở thời điểm này, các trang web tồn tại dưới dạng tĩnh, và chỉ cho phép người dùng truy cập thông tin một cách hạn chế. Người dùng cũng không thể tương tác với nhau, thậm chí còn không thể tạo trang cá nhân hay bình luận.

Năm 2005, internet tiến hóa thành thế hệ Web 2.0. Các công nghệ mới như Javascript, HTML5, CSS3, v.v. đã mở đường cho nhiều nền tảng web cho phép người dùng tương tác, như YouTube, Facebook hay Wikipedia. Đây chính là bước ngoặt, dẫn đến sự bùng nổ của mạng xã hội và ngành công nghiệp sản xuất nội dung.

Giờ đây, công nghệ lại tiến lên một nấc thang mới. Viễn cảnh con người vật lý hòa mình một không gian thực tế ảo để sinh sống, mua bán và tương tác với vạn vật dần trở nên rõ ràng hơn sau sự ra đời của hàng loạt các dự án metaverse, cùng sự phát triển của crypto. Để phục vụ cho viễn cảnh này, nhiều ý kiến cho rằng internet cần phải “thông minh” hơn để theo kịp, bằng việc tiến hóa thành Web 3.0.

Web 3.0 mong muốn dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo. Hiểu đơn giản, nhiều con người tương lai không muốn phải tự mình ngồi mở máy tính để truy cập vào internet nữa. Thay vào đó, họ muốn internet đủ thông minh để kết nối vạn vật, đẩy sự tương tác giữa các người dùng lên mức tối đa.

2. Nguồn gốc của Web 3.0?

Web 3.0 được đề cập lần đầu dưới tên gọi semantic web vào năm 1999 bởi Tim Berners-Lee - cha đẻ của mạng internet. Ông cho rằng Web 3.0 xuất hiện khi máy tính đủ thông minh để xử lý tất cả dữ liệu, giúp internet tự động tích hợp với các hệ thống, con người và thiết bị gia đình, với sự tham gia của máy móc. Điều này cho phép tạo lập và phân phối nội dung phù hợp nhất đến thẳng mọi người dùng.

Năm 2001, Berners-Lee và nhiều học giả khác xuất bản một bài báo trên tờ Scientific American. Bài báo đã mô tả đầy đủ sự phát triển tiềm năng ​​của thế hệ internet hiện tại, để trở thành Web 3.0. Từ đây, khái niệm semantic web, hay Web 3.0 dần được biết đến hơn.

3. Vì sao Web 3.0 trở nên phổ biến?

Tuy đã xuất hiện từ sớm, thuật ngữ này không được nhắc đến nhiều cho đến nay. Với sự ra đời và lan rộng của các trào lưu công nghệ như blockchain, crypto hay metaverse, Web 3.0 dần trở thành khái niệm được cân nhắc nghiêm túc.

Tranh cãi xoay quanh tính ứng dụng cũng góp phần khiến Web 3.0 phổ biến. Không phải ai cũng ủng hộ Web 3.0. Trên thực tế, nhiều học giả chỉ trích Web 3.0 chỉ là bánh vẽ và không thể trở thành hiện thực do có quá nhiều vấn đề với công nghệ.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng Web 3.0 được những người ủng hộ metaverse và crypto cổ xúy chỉ vì họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn từ các thị trường mới mẻ này.

Web 3.0 cũng nhận phản ứng khác nhau từ giới tỷ phú công nghệ - những người đã và đang đầu tư vào những công nghệ đặt nền móng cho thế hệ mới của internet. Trong khi Mark Zuckerberg ủng hộ khi cho rằng nhiều tính năng từ Web 3.0 được thiết kế cho việc tương tác, thì Elon Musk lại gọi Web 3.0 là “đồ nhảm nhí”.

4. Dùng Web 3.0 như thế nào?

Tiếng Anh

A: Woah, this Web 3.0 thing is so cool. It makes me want to dive in crypto and metaverse even more!

B: See, that’s what many people are talking about. They say that Web 3.0 is a scam, it will take more money from you only.

Tiếng Việt

A: Trời ơi, cái trò Web 3.0 này đỉnh thật sự. Làm tớ càng muốn tham gia vào crypto và metaverse.

B: Thấy chưa, đúng như những gì nhiều người nói. Họ nói Web 3.0 là một cú lừa, nó sẽ chỉ lấy nhiều tiền hơn từ cậu mà thôi.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục