Cho con ăn theo phong cách quyết đoán: Con khoẻ, bạn cũng “khoẻ"
Khi “thăng chức" làm bố mẹ, trong 7749 gạch đầu dòng mô tả công việc, có một dòng là “cho con ăn". Bạn có lẽ sẽ tự hỏi: “Làm sao để “thổi” một em bé nhỏ nhoi thế này thành một thanh niên 18 tuổi khoẻ mạnh, phát triển tốt?”
Thời chúng tôi, cái thời của những đứa 8x-9x, chúng tôi có cụm từ “cơm chan nước mắt" để diễn tả những bữa ăn của mình. Cả tuổi thơ từ những ngày mới biết ăn dặm đến độ tiểu học là vòng lặp của việc bị bắt ăn cái này, không được ăn cái kia, không được bỏ bữa, cũng không được để lại thức ăn thừa, dù đã no căng bụng.
Hơn 20 năm sau, nhìn những gia đình hiện đại xung quanh mình, không ai cho con ăn như thế nữa. Thay vào đó là một cách cho con ăn rất “dân chủ" - bố mẹ chủ động khuyến khích con mình ăn uống bằng thái độ ôn hoà, giải thích cặn kẽ các quy luật ăn uống. Đây là phương pháp cho con ăn quyết đoán (authoritative feeding style).
Tại sao phong cách cho con ăn quan trọng?
Khi “thăng chức" làm bố mẹ, trong 7749 gạch đầu dòng mô tả công việc, có một dòng là “cho con ăn". Đứng trước nhiệm vụ đó, bạn có lẽ sẽ tự hỏi: “Làm sao để “thổi” một em bé nhỏ nhoi thế này thành một thanh niên 18 tuổi khoẻ mạnh, phát triển tốt?”
Và dù bạn có tham khảo nhiều nguồn thông tin hay đọc bao nhiêu sách về chế độ dinh dưỡng, thì ít nhiều bạn vẫn sẽ áp dụng cái cách mà hồi bé bạn được cho ăn. Cách cho con ăn cũng phần nào phản ánh thái độ và thói quen của bạn đối với chuyện ăn uống. Đây chính là những nhân tố lớn nhất quyết định mối quan hệ của trẻ với việc ăn uống nói riêng, và sức khoẻ nói chung.
Tương tự như phong cách nuôi dạy con (parenting style), việc cho con ăn cũng được chia thành 4 phong cách phổ biến, và mỗi phong cách sẽ tạo ra một ảnh hưởng nhất định đến thói quen ăn uống sau này của trẻ:
- Cho con ăn kiểu độc đoán (authoritarian feeding style): Mọi quy luật ăn uống đều được thiết lập bởi bố mẹ, không cân nhắc đến mong muốn và khẩu vị của trẻ. Bố mẹ cho con ăn một cách độc đoán thường có xu hướng thúc ép trẻ phải ăn hết khẩu phần ăn. Điều này làm trẻ mất khả năng nhận biết mình đang đói hay đã no, dẫn đến các vấn đề về cân nặng. Trẻ bị cấm ăn vặt cũng thường thèm khát và lén lút ăn vặt khi bố mẹ không để ý.
- Cho con ăn kiểu dễ dãi (permissive) hoặc không can thiệp (neglectful): Bố mẹ “thả lỏng", để trẻ tự quyết định thói quen ăn uống của mình. Trẻ có quyền ăn bất cứ thì gì mình thích, khi nào mình muốn. Trẻ được cho ăn theo kiểu này sẽ gặp khó khăn trong việc tự thiết lập chế độ ăn lành mạnh cho mình, và tăng cân mất kiểm soát.
- Cho con ăn kiểu quyết đoán (authoritative): Đây là kiểu cho ăn mang đến nhiều ảnh hướng tích cực nhất, và được gọi vui là “yêu thương có chừng mực". Quyết đoán là khi bố mẹ xác định rõ hình thức và lựa chọn ăn uống, nhưng vẫn cân nhắc sở thích và cảm xúc của con trẻ. Trên bàn ăn, bố mẹ chuẩn bị phần ăn cho trẻ, khuyến khích trẻ thử món mới, nhưng để trẻ tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu. Bố mẹ quyết đoán sẽ cho con ăn vặt, và giải thích cặn kẽ vì sao không nên ăn quá nhiều.
Nghiên cứu trên 900 trẻ cho thấy, những trẻ được cho ăn theo cách độc đoán thường có khả năng thừa cân cao gấp 5 lần so với trẻ được cho ăn theo cách quyết đoán. Còn với các trẻ được cho ăn một cách dễ dãi hoặc không can thiệp, các em có khả năng thừa cân cao gấp đôi trẻ được cho ăn theo cách quyết đoán.
Và việc thực hành phong cách cho con ăn quyết đoán nên được áp dụng ngay từ khi bé vừa bắt đầu học ăn dặm. Bởi lúc này bé là một “tấm chiếu chưa từng trải", khi trẻ lớn hơn, sự phản ứng với những thực phẩm mới sẽ càng mạnh mẽ.
Những điều bố mẹ nên #bỏ
- Bỏ việc cho bé ăn trước giờ ăn của cả nhà: thay vào đó, hãy để bé được tham gia bữa ăn cùng cả nhà để trẻ học hỏi kỹ năng ăn uống cơ bản từ bố mẹ, ví dụ như nhai, nuốt, dùng thìa...
- Bỏ cho trẻ xem tivi hoặc dắt trẻ đi khắp xóm trong khi ăn, khiến trẻ sao nhãng, ngậm hoặc nuốt chửng thức ăn.
- Bỏ trộn lẫn thức ăn, và để thức ăn vào một bát to: ở giai đoạn đang ăn dặm, trẻ cần học cách cảm nhận và phân biệt từng loại hương vị. Cho trẻ một chiếc đĩa vừa tầm, tách biệt các loại thực phẩm để trẻ tự ăn và cảm nhận, cũng như có thể ăn hết suất ăn của mình.
- Bỏ tập cho con ăn cá, thịt trước rồi mới đến rau, củ, quả: trình tự ăn uống lành mạnh là để trẻ ăn rau củ quả trước, sau đó đến thịt, cá, trứng, cuối cùng là cơm, mỳ, bánh mì. Cân nhắc chọn lọc nguồn thực phẩm hữu cơ để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.
- Bỏ ép con “ăn món này mới tốt", “ráng một muỗng nữa thôi" khiến trẻ áp lực, và thậm chí là phản kháng.
- Bỏ việc cảm thấy căng thẳng khi con không ăn theo ý mình muốn.
Mỗi buổi ăn là một buổi khám phá
Bước vào tháng thứ 5, khi trẻ bắt đầu học ăn dặm, hãy để trẻ chơi đùa với bữa ăn của mình ngay từ giai đoạn này. Bằng cách này, bé sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa các hương vị, texture và tính tự lập. Cho các bữa ăn xế, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể cho bé sử dụng các loại trái cây và rau củ xay nhuyễn để khuyến khích trẻ thiết lập một chế độ ăn lành mạnh, ưa chuộng rau củ.
Từ tháng 6-7 trở lên, ngoài các cử sữa, trẻ bắt đầu ăn dặm từ 2-3/ngày, bố mẹ có thể cho trẻ ăn bột ăn dặm từ gạo hữu cơ kết hợp với bí đỏ, yến mạch; hoặc các loại pasta làm từ lúa mì, gạo lứt để trẻ làm quen với thức ăn dạng rắn.
Từ tháng 12 trở lên, trẻ đã có thể ăn được thức ăn rắn và bắt đầu biết ăn vặt. Bạn có thể chọn phương án thay thế là các loại snack lành mạnh như trái cây táo và lê sấy, để trong tầm tay của trẻ.
Khi trẻ lớn hơn, hãy cho bé đi siêu thị và tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng bạn. Trong những tình huống trẻ đòi kết hợp những hương vị “ngược đời" với nhau, ví dụ bơ đậu phộng với cơm, cứ để trẻ thử và rút ra kết luận cho riêng mình.
Những lúc trẻ thắc mắc, hãy trò chuyện và phân tích cho trẻ hiểu tại sao nên/không nên ăn những món này. Với con nít, bạn cần phải kiên nhẫn, cởi mở, và nhất quán. Khen thưởng khi trẻ làm đúng, và nhắc nhở (chứ không doạ dẫm, phạt) khi trẻ không vâng lời.
Và quan trọng nhất là, hãy luôn giữ thái độ “dân chủ" trên bàn ăn, vì ai cũng có quyền được ăn theo cách mình muốn, dù đó là con bạn.
Thành lập tại Tasmania từ năm 2004, Bellamy’s Organic là một trong những công ty dẫn đầu nước Úc về sữa và thực phẩm hữu cơ. Năm 2020 vừa qua, Bellamy's Organic được bình chọn là Nhãn hiệu Hữu cơ số 1 được yêu thích tại Úc.
Nhãn hiệu này được chứng nhận ACO (Australian Certified Organic - cơ quan chứng nhận lớn nhất của Úc về sản phẩm hữu cơ và năng lượng sinh học) và chứng nhận hữu cơ từ NASAA (Hiệp hội Quốc gia về Nông nghiệp Bền vững Australia) - một trong những tổ chức uy tín hàng đầu trên thị trường toàn cầu và cũng là tổ chức cung cấp tiêu chuẩn cho ngành hữu cơ tại Australia.
Tất cả dòng sản phẩm của hãng phân phối tại Việt Nam đều được sản xuất và đóng gói tại Australia, đảm bảo đáp ứng những yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm.