Crazy Monkey: “Giãn cách xã hội là cú hích buộc nghệ sĩ phải thực tế và thay đổi"
Crazy Monkey (hoặc Tùng Khỉ), là gương mặt gạo cội với những ai quan tâm đến ngành thiết kế nói chung và lĩnh vực minh hoạ âm nhạc (VJing) nói riêng.
Anh nổi tiếng với niềm đam mê thử nghiệm những cái mới. Trong mọi trào lưu thiết kế, ngay cả khi chúng vẫn còn xa lạ ở Việt Nam, anh vẫn luôn là một trong những cái tên tiên phong.
Gần đây, anh là đại diện Việt Nam nhận lời mời tham gia triển lãm DISEMBEDDING: From Digital Native to Metaverse ở bảo tàng HOW Art (Chiết Giang, Trung Quốc) cùng với các nghệ sĩ thị giác châu Á khác. Các tác phẩm của anh được trưng bày ở đây cũng đang được bán dưới định dạng NFT.
Trước những thành công này, Vietcetera được dịp ngồi lại để nghe Tùng Khỉ chia sẻ thêm về những trải nghiệm vừa qua cũng như những thay đổi, cách anh xoay xở để thích nghi trong thời gian qua. Với chúng tôi, những trải nghiệm anh kể dưới đây có thể được xem là bí kíp sinh tồn cho những người làm sáng tạo.
Anh đã và đang trải qua năm 2021 như thế nào?
Từ 2020 cuộc sống của mọi người trên toàn cầu đều bị đảo lộn. 2021 là thời điểm dịch COVID ở Việt Nam lên cao điểm. Quy định hạn chế tổ chức sự kiện và tụ tập là điều mà những người làm VJing không bao giờ mong muốn.
Cấu trúc công việc của Tùng và đường hướng phát triển dành cho The Box Collective đều phải nhanh chóng ứng biến theo.
Không thể để công ty rơi vào trạng thái bị động chờ đợi, Tùng buộc phải chuyển sang sản xuất theo dạng phim trường ảo (virtual production). Đầu ra của quyết định này là The Box Collective có ngay cơ hội hợp tác với nhà đài và bắt tay với một công ty dịch vụ, sản xuất nghe nhìn để ký kết được các hợp đồng mới.
Riêng về bản thân, Tùng tận dụng thời gian này để nghiên cứu các loại hình mới, tiêu biểu là định dạng NFT. Đầu tháng 8 vừa qua, Tùng cũng có cơ hội được mời góp mặt tại triển lãm DISEMBEDDING: From Digital Native to Metaverse ở bảo tàng HOW Art (Ôn Châu). Ở đây mọi người cùng chia sẻ các tác phẩm digital art và bàn luận về một thị trường nghệ thuật siêu mới mẻ, crypto art.
Quay lại với cuộc sống ở Việt Nam, lịch trình của anh trong những ngày giãn cách vừa qua diễn ra như thế nào?
Trước đó, tại thời điểm áp dụng chỉ thị 15 và 16, có giấy thông hành nên Tùng vẫn có thể lên văn phòng từ 2 đến 3 buổi.
Nhưng trong thời gian thực hiện chỉ thị 16+, với một người khó ngồi một chỗ quá 10 phút và vốn có lịch trình di chuyển khá dày như Tùng, cảm giác như đang bị “giam lỏng” vậy.
Do nhà có em bé nên Tùng chỉ có thể tập trung được khi con ngủ. Tùng chấp nhận dậy sớm hơn rất nhiều. Từ 5 giờ sáng, Tùng đã phải bắt tay vào làm và cố gắng hoàn toàn mọi thứ trong khoảng 2 tiếng. Như vậy, một ngày Tùng chỉ có khoảng 3 tiếng ngồi máy và tranh thủ mọi thời gian còn lại để làm việc trên điện thoại.
Bức bối và tù túng là chắc chắn. Nhưng chúng ta có thể làm gì ngoài thích nghi?
Mặt lợi của xu hướng sống và làm việc mới này, theo Tùng, là giúp chúng ta tinh giản hoạt động không cần thiết, tiết kiệm gần như mọi mặt trong cuộc sống. Thời gian, phạm vi tập trung cũng được dùng một cách chắt lọc hơn.
Nếu vậy thì người làm sáng tạo, đặc biệt là các nghệ sĩ thị giác cần “trang bị” những gì khi làm việc tại nhà?
Quan trọng hơn cả, đó là sự chủ động.
Khi xung quanh “đóng cửa”, không cho bạn dễ dàng tiếp cận hay thực hiện bất kỳ điều gì theo cách vốn dĩ, thì bạn càng phải chủ động mở ra cho bản thân nhiều phương án đối phó.
Vốn là người thu nhặt chất liệu sáng tạo bằng việc thường xuyên đi đây đó, bây giờ Tùng chủ động “thu gom” các cảm hứng bằng việc chơi game, xem phim và giữ liên lạc với mọi người.
Chơi game tạo điều kiện cho tư duy sáng tạo. Nó có thể phá bỏ các rào cản của các quy tắc và thói quen hành vi thông thường bằng việc đưa ra các quy tắc mới và đôi khi là cả những thực tế mới. Game quả thật được chứng minh là nền tảng rất lớn cho xã hội sau này.
Metaverse chính là một nền tảng internet và mạng xã hội kiểu mới đang được trông chờ đó. Nó sẽ là một bước ngoặt trong việc trao đổi thông tin và làm việc. Nhưng Tùng tin là không quá khó để người dùng hoà nhập vào không gian ảo này. Vì chúng ta đã trải qua thời kỳ giãn cách dài và đã quá quen với mọi hoạt động đều được thực hiện và chia sẻ trên mạng.
Tiếp đến là thiết bị. Với dân sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực visual jockey, màn hình là yếu tố cần để ý, trau chuốt hơn cả. Bởi nó chính là cửa sổ để bạn tương tác với thế giới.
Màn hình to cùng độ phân giải cao là điều mà các bạn designer buộc phải cần. Vì không chỉ đưa cho bạn sự hiển thị chuẩn xác, mà hơn hết, nó sẽ hạn chế gây mỏi mắt khi phải liên tục tiếp xúc trong thời gian dài.
Tùng chuộng màn hình LG UltraFine 32UN880. Vì kích thước màn hình đến 32 inch, sử dụng tấm nền IPS và độ phân giải 4K. Màu sắc chính xác, bắt mắt và có độ sâu màu tốt vì hỗ trợ HDR. Đây là chi tiết "tối quan trọng" với người làm đồ hoạ. Vì nó mang lại độ chuẩn xác cao cho các tác vụ xử lý hình ảnh như video, chỉnh sửa hình ảnh. Chỉ cần thay đổi nhỏ, bạn cũng nhận ra được khác biệt.
Thiết kế tối giản như cạnh viền mỏng và cần joystick điều khiển trung tâm đặt dưới màn hình là điểm cộng rất lớn. Tất cả đều giúp tối đa hoá việc hiển thị, không tạo cảm giác bị đóng khung, ngăn trở.
Ngoài ra, tính công năng cũng quan trọng không kém. Màn hình với chân để xoay đa chiều đang là xu hướng và được chú ý cũng bởi vì vậy.
Với việc tích hợp chân đế Ergo Stand xoay đa chiều từng được đạt giải Innovation Award, Tùng thấy 32UN880 đã thực sự thay đổi cách làm việc truyền thống. Phần thân trụ có thể xoay tròn 280 độ, kết hợp với ba trục giúp màn hình xoay chuyển đến tận 360 độ.
Tùng hài lòng vì chỉ cần thao tác một tay nhẹ nhàng, màn hình có di chuyển khắp nơi trên mặt bàn. Màn hình còn được nâng lên cao ngang tầm ngực, màn hình nghiêng lên tới 25 độ, phù hợp làm việc ngồi cũng như đứng.
Sự linh hoạt này phù hợp với mọi điều kiện làm việc khác nhau. Hơn thế nữa, thiết kế này còn đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.
Vì ngồi làm việc kéo dài hàng tiếng đồng hồ là tác nhân gây hại lâu dài đến sức khoẻ. Các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta giới hạn thời gian ngồi bằng cách đứng lên di chuyển sau mỗi 30 phút. Do vậy, với khả năng điều chỉnh phù hợp với mọi tư thế của LG UltraFine 32UN880, Tùng có thể tranh thủ vừa đứng vừa làm việc hoặc thay đổi dáng ngồi liên tục khi cần.
Xu hướng làm việc “bình thường mới” của The Box Collective sẽ ra sao?
Lên văn phòng không còn là điều bắt buộc. Trên thực tế, có những bộ phận như designer, dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến,.. vốn dĩ có thể làm việc tại nhà mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Đây cũng là phương pháp mà với Tùng, vừa có thể hạn chế chi phí vận hành, quản trị nhân sự, vừa cho nhân viên sự tự do.
Quyết định này sẽ yêu cầu mọi người tự trang bị không gian làm việc tại nhà nghiêm chỉnh, chuyên nghiệp và hợp lý hơn là tạm bợ.
Với Tùng, không gian đó phải phần nào hạn chế được cảm giác căng thẳng, áp lực và bị phân tâm. Tức là nơi đó phải thoáng và đặc biệt là tinh giản hết các chi tiết, vật dụng,... không cần thiết.
Màn hình LG UltraFine 32UN880 ghi điểm với Tùng khi thiết kế có được sự thấu đáo cao, đáp ứng được đến cả nhu cầu làm việc tối giản này của người sử dụng.
Chân đế công thái học nổi tiếng của LG — Ergo Stand — chỉ để lộ một ít phần trụ. Dây nguồn và cable đều được giấu vào phần thân trụ. Tất cả giúp tạo cho Tùng cảm giác màn hình treo lơ lửng, thoáng mắt hơn.
Thêm vào đó, việc sử dụng một màu đen cho tổng thể, kết hợp cùng màn hình viền siêu mỏng còn giúp tăng độ tập trung, không để người sử dụng có cảm giác bị ngăn trở hoặc bị chi phối với không gian xung quanh.
Việc lắp đặt màn hình, với Tùng, cũng chả tốn quá nhiều công sức hay thời gian. Màn hình gắn vào, tháo ra chỉ dễ dàng nhờ bộ chốt đặc biệt, không cần đến ốc vít rườm rà.
Virtual production là bước đi mới của The Box Collective. Vậy theo anh thị trường trong nước đang đón nhận loại hình này như thế nào?
Thật ra, The Box Collective đã rậm rịch chuyển hướng từ cuối năm 2019, vì mọi người đã nghiên cứu về đồ hoạ thời gian thực (real-time graphic) một thời gian dài rồi.
Với Tùng, đây là bước tiến bắt buộc, nhưng chưa đến mức cấp bách để dồn toàn lực vào. Khi dịch COVID xuất hiện, đây chính là một cú hích, cần Tùng phải đẩy nhanh tiến độ và chuyển hướng hoàn toàn.
Tùng ấp ủ dự định này là vì virtual production là loại hình áp dụng thiết kế dựa trên thuật toán (generative design). Generative design là tương lai của thiết kế đa lĩnh vực. Nó có thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, tính độc nhất và công năng chỉ trong thời gian ngắn.
Vì lẽ đó, virtual production chính là phương pháp cần thiết để tăng trải nghiệm của khán giả. Hiện tại với loại hình này, The Box Collective đã dùng cho các music video của nghệ sĩ Việt, các lễ hội, trao giải âm nhạc cuối năm và cả chương trình đón giao thừa.