Điểm lại những tin nóng nhất 48 giờ vừa qua hậu siêu bão Yagi

Yagi - siêu bão lớn nhất Châu Á năm 2024 đã để lại tin tức gì sau khi càn quét Việt Nam?
Phạm Trần Thuý An
Nguồn: Tổng hợp từ Fanpage Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, KATINAT, VTV và Báo Người lao động

Nguồn: Tổng hợp từ Fanpage Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, KATINAT, VTV và Báo Người lao động

1. “Check VAR” sao kê từ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

Tối ngày 12/08, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) đăng tải 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Khoản sao kê này ghi nhận thông tin các tài khoản chuyển khoản đến ngân hàng Vietcombank từ ngày 01/09 đến ngày 10/09.

Mục đích công bố sao kê của MTTQVN được cho là để người dân kiểm tra số tiền đã ủng hộ. Đây được xem là một “nước đi” thông minh từ MTTQVN, nhất là sau các lùm xùm “giải trình từ thiện” của một số nghệ sĩ Việt từ đợt dịch Covid-19.

Sự việc trên cũng tạo ra cuộc đua “vạch trần” những người nổi tiếng “thổi phồng” tiền đóng góp so với thực tế, hay phát hiện một số tập thể, tổ chức “trục lợi” trước khi đóng góp cho đồng bào bị bão lũ. Đọc thêm bề màn “check VAR” đang gây chấn động cõi mạng tại đây.

2. Nghệ sĩ Việt năm nay ủng hộ đồng bào thế nào?

Bên cạnh một số người nổi tiếng “phông bạt”, tận dụng thiên tai để lấy lòng công chúng bất chấp đúng sai, phần lớn nghệ sĩ Việt đều ra sức hỗ trợ đồng bào ngay khi nhà nước kêu gọi đóng góp.

Ngoài một số tên tuổi thường góp mặt trong các dự án xã hội như MC Trấn Thành hay Hà Anh Tuấn, các KOLs nổi tiếng như Phạm Thoại, Võ Hà Linh hay con gái nghệ sĩ Quyền Linh cũng tích cực thể hiện tinh thần đóng góp.

Một số nghệ sĩ thậm chí còn “lặn lội” đến tâm bão lũ để cứu trợ, như Soobin Hoàng Sơn cùng đoàn cứu trợ đến Thái Nguyên, hay Bằng Kiều đến Yên Bái để trao nhu yếu phẩm.

Đợt đóng góp lần này của nghệ sĩ có gì khác những năm trước? Đọc thêm bài viết của Vietcetera để biết thêm chi tiết.

3. Vingroup đóng góp 250 tỷ, các thương hiệu khác thì sao?

Các doanh nghiệp cũng “nhập hội” hỗ trợ người dân gặp khó khăn sau thiên tai. Trong đó, đáng chú ý nhất là khoảng đóng góp 250 tỷ của Phạm Nhật Vượng và tập đoàn Vingroup trong ngày 12/9. Khoản tiền dự kiến sẽ dùng vào các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, xây lại 2000 ngôi nhà bị sụp đổ và hỗ trợ các gia đình có người thiệt mạng,..

Ngoài Vingroup, Vinamilk đã hỗ trợ 550.000 sản phẩm thiết yếu, gồm sữa tươi, sữa hạt, nước uống cho người dân, hay MIXUE - Thương hiệu trà sữa và kem tươi đến từ Trung Quốc cũng đóng góp 2 tỷ để hỗ trợ xử lý thiệt hại sau bão.

Bên cạnh đóng góp trực tiếp, một số thương hiệu khác sử dụng mô hình “donation with purchase” (đóng góp bằng việc mua hàng). Chẳng hạn, Vietjet trích 5000 đồng từ mỗi vé máy bay bán ra để hỗ trợ người dân phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của bão.

Một thương hiệu khác áp dụng mô hình tương tự là KATINAT, nhưng lại nhận về phản hồi trái chiều từ cộng đồng mạng. Khám phá chi tiết tại đây.

4. Người người trở về an toàn sau "mất tích"

Vào ngày 12/9, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, tỉnh Lào Cai, ban đầu được cho là mất tích, đã được tìm thấy an toàn trên một ngọn núi cách thôn 1 km.

Trước đó, nhận thấy nguy cơ sạt lở, một số hộ dân trong thôn đã kêu gọi nhau di tản khẩn cấp. Vì cuộc sơ tán diễn ra trong đêm và trên núi không có sóng điện thoại, nên chính quyền địa phương không kịp cập nhật tình hình, dẫn đến xác định ban đầu “mất tích do sạt lở”.

Sau khi nhận tin từ phía công an, chính quyền xã Cốc Lầu ngay lập tức huy lượng đi tiếp tế lương thực cho người dân ngay trong ngày.

Tương tự, ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, 8 người nằm trong danh sách “mất tích” thực chất đã kịp thoát chết trong trận lũ quét nhờ lánh nạn ở nhà người thân. Hiện họ đã trở về làng an toàn.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục