Chính phủ sao kê giao dịch quyên góp, cộng đồng mạng vào “check VAR” | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
13 Thg 09, 2024
Chất Lượng Sống

Chính phủ sao kê giao dịch quyên góp, cộng đồng mạng vào “check VAR”

Quyên góp từ thiện vốn là chuyện tùy tâm. Tuy nhiên với một bộ phận, đây là sân chơi để khoe mẽ và thoả mãn cái tôi. 
Chính phủ sao kê giao dịch quyên góp, cộng đồng mạng vào “check VAR”

Nguồn: Thông tin Chính phủ/Facebook

1. Chuyện gì đã xảy ra?

Tối ngày 12/9/2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) công bố bản sao kê hơn 12 nghìn trang, liệt kê cụ thể số tiền ủng hộ từ ngày 1/9 đến ngày 10/9/2024. Đây là số tiền kêu gọi nhân dân ủng hộ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 đang tàn phá miền Bắc.

Ngay lập tức, cả cộng đồng mạng hăng hái nhập vai kiểm toán viên để check VAR xuyên đêm. Không ít những trường hợp khoe ủng hộ hàng trăm triệu cho đến cả tỷ đồng hoá ra chỉ toàn... nói cho vui.

Thậm chí, một số người đã lập hẳn một trang web riêng với dữ liệu lấy từ bản sao kê của chính phủ để tiện cho việc check VAR.

alt
Trang web check VAR sao kê miễn phí do cộng đồng J2TEAM tạo ngay trong đêm. | Nguồn: S2TEAM Community

2. Tại sao lại cần check VAR?

Khi MTTQ kêu gọi gây quỹ, một bộ phận cộng đồng mạng đã lợi dụng thời cơ này để flex tiềm lực tài chính và “khoe" sự tử tế của bản thân. Chuyện không có gì đáng bàn nếu sự tử tế này chỉ là kết quả của photoshop.

alt
Nhiều người đã nhờ đến sự giúp đỡ của ứng dụng chỉnh sửa ảnh để “hô biến" hình ảnh giao dịch từ vài chục ngàn đồng thành vài triệu đồng. | Nguồn: Insight Mất Lòng

Việc “thổi phồng" số tiền quyên góp đôi khi không dừng lại ở sự phù phiếm, mà còn có thể là dấu hiệu lợi dụng lòng tin để ăn chặn tiền cho mục đích cá nhân. Đơn cử là vụ việc kêu gọi quyên góp được 10 triệu, nhưng khi chuyển khoản thì đã ăn gian đi hai số '0'.

alt
Nguồn: Facebook

3. Giả mạo sao kê, hoá đơn ngân hàng phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Theo quy định, tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10-20 triệu đồng.

Việc đăng tải sao kê giả có thể liên quan đến giả mạo tài liệu của cơ quan tổ chức (ngân hàng) và gây ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan tiếp nhận tiền hỗ trợ là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Những hành vi làm giả hóa đơn, giả tin nhắn để lừa đảo có thể bị xử lý về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy theo mức độ phạm tội, đối tượng lừa đảo có thể bị phạt mức án lên đến chung thân.

Nếu kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, dù không có mục đích lừa đảo ban đầu nhưng khi kêu gọi từ thiện thì nảy sinh hành vi chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

4. Check VAR lòng tốt, nên hay không?

Check VAR để kiểm tra tính giả mạo thông tin, nhằm tránh các trường hợp chiếm đoạt tiền quyên góp là một điều tốt và chỉ nên dừng lại ở đây.

Tuy nhiên, việc check VAR, dù vô tình hay hữu ý, để lại cho cộng đồng mạng ấn tượng rằng: Quyên góp càng nhiều thì mới đáng hoanh nghênh.

alt
Đóng góp tuỳ theo khả năng của bản thân nên là việc đáng tự hào, chứ không phải điều xấu hổ. | Nguồn: Facebook

Việc từ thiện vốn nên xuất phát từ tâm, và dù ít hay nhiều thì mọi sự đóng góp cần được trân trọng. Giữa những màn check VAR đấu tố lẫn nhau, thật may vẫn còn những tấm lòng hảo chân chất và đáng quý.