Khủng hoảng 30: Luôn có ai đó đồng hành cùng ta
“Midlife crisis” tuổi 30
Cụm từ “khủng hoảng tuổi trung niên” (midlife cristic) do Elliot Jaques, một nhà phân tích tâm lý người Canada, đưa ra vào năm 1965 để chỉ một giai đoạn trong cuộc sống khi chúng ta chuyển biến từ người trẻ sang người có tuổi. Trong suốt thời gian này, chúng ta thường hay trăn trở, so sánh những thành quả, mục tiêu và ước mơ với những gì chúng ta từng ao ước trong quá khứ, cũng như suy nghĩ về vị trí của chúng ta hiện tại.
Theo tờ Wellsanfrancisco, midlife crisis ngày càng có xu hướng “trẻ hoá”và bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở những người ở độ tuổi 30. Câu chuyện khủng hoảng ở thời điểm này không phải chỉ còn là câu chuyện loay hoay đi tìm bản sắc, mục tiêu, lý tưởng sống như những năm 20 tuổi. Giờ đây, đè nặng lên vai họ là gánh nặng về sự nghiệp, gia đình và con cái.
Mạnh Hải (30 tuổi) giật mình tỉnh dậy lúc 2h sáng, bên bàn làm việc. Đây là tình trạng thường xuyên của Hải, anh thở dài khi biết trong tương lai mình vẫn sẽ tiếp tục bào sức như vậy. Bởi anh đang ở trong một ngôi nhà trả góp, mua vội để kịp đón đứa con đầu lòng. Trong mắt xã hội, Hải là một người tương đối thành công và cũng vì lớp áo thành công đó, vào lúc 2h sáng Hải uống một lon nước tăng lực, rồi tiếp tục gõ máy tính. Hải có mọi thứ, chỉ thiếu thời gian. Thời gian để đọc sách, ngủ sớm, để tận hưởng bữa ăn gia đình hay trò chuyện cùng vợ. Thế nhưng anh không dám để mình “rảnh rỗi", vì ở độ tuổi 30, anh còn lo kiếm tiền để trung niên về sau thêm ổn định.
Với Nhã An, cô làm nhiều người giật mình khi đánh dấu tuổi 30 bằng 3 quyết định: bỏ việc kế toán, trở thành huấn luyện viên yoga, ly dị chồng. Nhã An không dám chắc quyết định của mình là đúng hay sai, chỉ là cô không thể “cố thêm" trong những việc mình đang làm và đang là. Nhã An phải đối diện với sự cô độc khi thấy không ai hiểu mình. Ba mẹ thương cô nhưng trách con gái bốc đồng. Bạn bè an ủi nhưng sau lưng thì bàn tán. Những ngày trống trải vì không có học viên khiến Nhã An hoảng sợ. Cô tự vấn bản thân, vì sao mình lại chọn đường khó để đi.
Đó chỉ là hai trong số rất nhiều chân dung tuổi 30, với những nỗi niềm không biết chia sẻ cùng ai. Với nhiều người, “cảm thấy khủng hoảng" chỉ là một trạng thái cảm xúc cần phớt lờ, vì còn nhiều điều phải giải quyết hơn. Thế nhưng cũng chính những chông chênh bị bỏ qua ấy sẽ có lúc quật ngã chúng ta, như hạt cát nhỏ trong giày có thể một vận động viên ngừng chạy.
Đừng làm “người lớn cô đơn", hãy tìm sức mạnh từ sự đồng hành
Dịu dàng với chính mình, tin vào con đường đã chọn và tìm kiếm sự đồng hành là điều ta nên làm để vượt qua khủng hoảng.
1. Chăm lo cho chính mình
Có một nguyên tắc sinh tồn khi đi máy bay đó là: hãy lo cho bản thân trước. Điều này nghe có vẻ ích kỷ, nhưng lại đúng một cách đơn giản: Bản thân bạn phải khoẻ mạnh, vui vẻ, cân bằng thì mới đủ sức để chăm lo cho những người xung quanh.
Thấy Hải vắt kiệt sức lực để lo toan tài chính, vợ của anh đã yêu cầu chồng giảm cường độ làm việc dù điều đó có thể ảnh hưởng đến thu nhập vì “giàu từ từ sẽ đến, nhưng sức khỏe mất đi rồi không thể lấy lại". Hải thú thật, “bớt làm việc, anh mới tận hưởng trọn vẹn niềm vui làm bố. Chứ nếu như trước đây, có thể chính tiếng khóc của con, cái mệt mỏi của vợ sẽ làm anh phát điên.” Anh vừa nói vừa khoe những bức ảnh em bé được chụp từ chiếc Nokia G11, một chọn lựa mà trước đây anh sẽ thấy là không đủ hào nhoáng. Nhưng lúc này, anh lại thấy yêu thích sự bền bỉ vững chãi và cả cảm giác yên tâm tuyệt đối mà chiếc điện thoại mang đến. Bởi anh hiểu rằng những giá trị ấy mới là điều thiết thực sẽ đồng hành không chỉ trong những tháng năm của tuổi 30 mà còn cả khi con yêu lớn lên từng ngày.
2. Tin vào con đường mình đã chọn
Nhã An cho biết “tôi sợ thất bại, nhưng càng sợ thất bại tôi càng không dám hành động. Chính vì vậy, dù đang ở giai đoạn không ổn định nhất về mọi thứ, tôi vẫn tự động viên rằng đường mình - mình phải đi.”
Tuổi 30 phải đối diện với những quyết định trọng đại về sự nghiệp, gia đình và ít đi cơ hội được trải nghiệm những sai lầm ngây thơ tuổi trẻ. Chính vì vậy, mỗi khi có một dấu hiệu bất ổn trong chọn lựa, chúng ta dễ dàng bị ảnh hưởng cảm xúc. Thế nhưng, có một điều còn quan trọng hơn những thành công được xã hội công nhận. Đó là cảm giác không hối tiếc - khi được đi trên con đường tự chọn, vì đó là lúc ta tìm thấy bản thân mình trọn vẹn nhất.”
Nhã An lấp những ngày trống trải bằng cách tổ chức các buổi học trực tuyến miễn phí trên trang cá nhân. Cô hướng dẫn các tư thế yoga và cách thở thư giãn, điều rất được các chị em văn phòng yêu thích. Với nhiều người theo dõi hơn, Nhã An bắt đầu có thu nhập ổn định và thêm yêu nghề nghiệp mới của mình. Không khó đoán, cô dùng Nokia G21 cho mọi hoạt động hàng ngày của mình, từ chạy bộ, livestream đến ghi hình buổi tập. Cô cho biết “tôi chưa bao giờ phải lo lắng vì biết rằng suốt cả ngày dài, chiếc điện thoại sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng tôi.”
3. Tìm kiếm sức mạnh của sự đồng hành
Không có gì quý giá hơi sức mạnh của sự đồng hành. Trên chuyến tàu của cuộc đời mỗi người, ai cũng cần có một người đồng hành để cùng san sẻ. Đó cũng là tinh thần mà Nokia theo đuổi. Và để đi cùng trên chặng đường tuổi 30 lắm sóng gió nhưng cũng đầy hứa hẹn, Nokia ra mắt hai sản phẩm điện thoại thông minh thuộc dòng G-series - Nokia G21 và Nokia G11 với dung lượng pin 5050 mAh có thể dùng đến 3 ngày, cấu hình mạnh vi xử lý 8 nhân mạnh mẽ phục vụ mọi nhu cầu làm việc và giải trí, sự bền bỉ và ổn định cùng cam kết 2 năm nâng cấp hệ điều hành, 3 năm cập nhật bảo mật hàng tháng với trung tâm lưu trữ dữ liệu tại Phần Lan.
Hãy để Nokia được tiếp thêm động lực, niềm tin để bạn đi qua tuổi 30 rồi ngày càng mạnh mẽ, vững chãi hơn nhé!