Tương lai của chăm sóc sức khoẻ bắt đầu với phòng bệnh

Liệu chúng ta có đang chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân? Và nếu có, chúng ta có đang làm điều đó đúng cách?
Nhi Nguyen
Nguồn: Jio Health

Nguồn: Jio Health

Đại dịch Covid-19 qua đi khiến người dân chú trọng hơn đến chăm sóc sức khoẻ. Thậm chí, theo báo cáo sau đại dịch Covid-19 của Nielsen, Sức khoẻ và Sự ổn định công việc đang là hai mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam, đứng trên nỗi lo về kinh tế.

Đây là dấu hiệu tích cực, tuy vậy, song hành cùng nó là những câu hỏi: Liệu chúng ta có đang chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân? Và nếu có, chúng ta có đang làm điều đó đúng cách?

Sự khác biệt giữa “healthcare" và “sickcare"

Theo định nghĩa của WHO, sức khoẻ có nghĩa là khả năng hoạt động tối ưu của cơ thể - về tinh thần, thể chất, xã hội, tâm linh. Nó không chỉ đơn thuần là trạng thái không ốm đau hoặc bệnh tật như cách hiểu của nhiều người. Như vậy, để có được sức khoẻ theo đúng nghĩa của từ này, việc chăm sóc sức khỏe một cách chủ động, đều đặn (healthcare) được khuyến khích nhiều hơn tập trung vào chữa trị khi bệnh đã có biểu hiện rõ rệt (sickcare) như hiện nay.

"Sickcare" chỉ mang tính chất kiểm soát rủi ro, mục tiêu là giúp chúng ta giảm hoặc dừng triệu chứng bệnh | Nguồn: Upsplash

“Sickcare” có nghĩa là “damage control" (kiểm soát rủi ro). Mục tiêu tiên quyết của “sickcare” là giúp chúng ta giảm hoặc dừng những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bệnh vẫn sẽ dễ dàng tái phát nếu không có sự can thiệp thường xuyên của thuốc.

Mặt khác, “healthcare" tập trung vào “wellcare", tức là phát triển cả sức khoẻ thể chất và tinh thần. Việc này bao gồm xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cùng chế độ thể dục, thể thao lành mạnh. Ngoài ra, có thể kết hợp những liệu pháp bổ sung như châm cứu hay massage.

Trong ngắn hạn, theo đuổi “healthcare” có nghĩa là chúng ta sẽ phải dành nhiều công sức và tài chính hơn để duy trì những chế độ ăn uống, tập luyện, thăm khám khoa học - ví dụ như chi trả nhiều hơn để đưa thực phẩm sạch vào chế độ ăn, hoặc đầu tư công sức vào việc khám sức khỏe định kỳ. Mặc dù vậy, về lâu dài, đây chắc chắn sẽ là khoản đầu tư “hời” so với việc bỏ bê sức khỏe bản thân, và chỉ khám khi có bệnh.

Làm thế nào để “healthcare” trở thành thói quen?

Dù “healthcare” có nhiều lợi ích, thói quen chăm sóc sức khỏe của đa phần người Việt vẫn là “sickcare”.Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã đưa ra một sự thật, những người có bệnh nền có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với những người có sức khỏe tổng quan tốt hơn, cả trước và trong đại dịch.

Chính vì thế, chăm sóc sức khỏe sớm là một cách tối ưu để bảo toàn hai khía cạnh quan trọng trong cuộc sống: sức khoẻ và tài chính. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng một số cách rất dễ dàng sau đây để tiến gần hơn đến “healthcare”.

  • Hạn chế sử dụng thuốc lá

Bạn có biết rằng, thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới từng phải đối mặt, giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm. Và Việt Nam đang nằm trong 15 quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Nguy hiểm là vậy, nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh được những tác hại của thuốc lá bằng cách dừng hoặc hạn chế hút thuốc. Nó không giống với một đại dịch “từ trên trời rơi xuống” chúng ta đang phải đối mặt.

Thú vị hơn cả là chỉ sau khi ngừng hút thuốc lá một ngày thôi, nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim sẽ dần suy giảm, đồng thời nồng độ oxy trong máu sẽ tăng lên. Qua thời gian, cơ thể bạn sẽ nhẹ nhàng, khỏe khoắn hơn.

  • Tăng cường tập luyện và có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ai cũng biết việc tập thể dục và ăn uống khoa học rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại không mấy ai làm được vì nghĩ rằng những chế độ đó rất ngặt nghèo. Tuy nhiên, chỉ 20 phút tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày cũng giúp chúng ta tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim, ung thư, hay căn bệnh khiến dân văn phòng phải “khốn đốn” - đau cột sống.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, luyện tập là cách tự nhiên mà hiệu quả giúp chúng ta chiến đấu với căn bệnh trầm cảm. Một cơ thể khỏe mạnh nuôi dưỡng một tâm trí khỏe mạnh. Hãy nhớ đến điều đó vào lần tới, khi bạn còn chần chừ trước khi đi tập nhé!

Đối với chế độ ăn cũng vậy, chúng ta chỉ cần để ý cân bằng giữa 5 nhóm thực phẩm trong bữa ăn: rau xanh, hoa quả, các loại hạt, chế phẩm từ sữa, và đạm là đã quá đủ để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

  • Khám sức khỏe định kỳ

Cuối cùng, khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/ lần là một cách hiệu quả để phát hiện và chữa trị sớm những căn bệnh nguy hiểm khi mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, người dân Việt Nam đang chưa hình thành được thói quen này. Vì lý do đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, chi phí cao hơn, và người bệnh phải chịu nhiều đau đớn.

Hiện tại, một trong những công ty tiên phong các giải pháp chăm sóc toàn diện là Jio Health với các gói chăm sóc sức khoẻ như Jio Prime; Jio Premium 360. Thông qua ứng dụng Jio Health, người dùng dễ dàng đặt lịch khám sức khỏe định kỳ ngay tại nhà. Điều này khiến chúng ta tránh được rủi ro về lây nhiễm chéo, và không phải chờ đợi lâu như khi đến phòng khám hoặc bệnh viện.

Tương lai của chăm sóc sức khỏe là gì?

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra bất ngờ và phức tạp, mô hình telehealth (khám, chữa bệnh từ xa) đã được thúc đẩy, phát huy như là một giải pháp cho khủng hoảng. Theo Deloitte, việc ứng dụng y tế công nghệ không chỉ là xu thế trong đại dịch, mà sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai xa bởi những lợi ích mà nó mang lại cho bệnh nhân. Kèm theo đó là sự dịch chuyển tất yếu từ điều trị bệnh sang phòng ngừa bệnh chủ động.

Xuyên suốt đại dịch, đã có hàng nghìn ca bệnh Covid-19 nặng được chữa trị kịp thời nhờ telehealth. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y cho biết: “Một bác sĩ đang có hai tay, sẽ có thêm cánh tay thứ ba là telehealth”.

Trước sự dịch chuyển tất yếu đó, Jio Health đã xây dựng một hệ thống sinh thái chăm sóc sức khoẻ hiện đại, thân thiện, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Mỗi khách hàng đều được thiết lập hồ sơ sức khỏe bao gồm toàn bộ thông tin về lịch sử khám. Điều này giúp khách hàng dễ dàng quản lý hồ sơ sức khỏe của chính mình, đồng thời bác sĩ và nhân viên y tế cũng nắm bắt được đầy đủ diễn tiến sức khỏe của từng cá nhân để đưa ra lộ trình chăm sóc phù hợp, khoa học.

Nhờ những tiện ích như vậy, người dân dần chủ động hơn trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, khiến việc dịch chuyển từ chữa bệnh thụ động sang chăm sóc sức khỏe chủ động dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.

Kết

Như Thomas Edison đã từng nói, “Người bác sĩ của tương lai sẽ không chỉ định đơn thuốc. Thay vào đó, họ sẽ làm bệnh nhân quan tâm đến phát triển thể chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý, và cách phòng bệnh". Và để đạt được tư duy phòng bệnh chủ động, ứng dụng công nghệ sẽ là hành trang không thể thiếu trên con đường này.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục