Vietcetera search icon
18 Thg 11, 2023ThươngDuyên #Số

5 Ngôn ngữ tình yêu qua tin nhắn, bạn đã biết chưa?

Khi thế giới đã xuất hiện một thứ gọi là điện thoại và internet, ngôn ngữ tình yêu của con người đã tiến hoá thế nào?
Việt Vân
Nguồn: Anh Thư Ng @nikru____ cho Vietcetera

Nguồn: Anh Thư Ng @nikru____ cho Vietcetera

Dù chưa có mảnh tình vắt vai nào thì có lẽ bạn đã nghe qua khái niệm “ngôn ngữ tình yêu” ít nhất một lần.

Theo tiến sĩ Gary Chapman, mỗi người đều có một ngôn ngữ tình yêu chính và một ngôn ngữ tình yêu phụ. Mỗi ngôn ngữ đại diện cho cách họ thích cho đi và nhận lại trong tình yêu. Dựa theo quan sát, ông khái quát lại thành 5 ngôn ngữ chính: nói lời yêu, dành thời gian bên nhau, tặng quà, cử chỉ quan tâm và va chạm cơ thể.

Khái niệm của Chapman dù tới hiện tại vẫn phổ biến nhưng thực tế nó đã ra đời từ năm 1992. Vậy khi thế giới đã xuất hiện một thứ gọi là điện thoại và internet, ngôn ngữ tình yêu của con người đã tiến hoá thế nào?

Bài viết này tóm lược 5 kiểu ngôn ngữ tình yêu qua tin nhắn được phát triển bởi TS. Mimi Winsberg, nhà tâm thần học và tác giả của tựa sách Speaking in Thumbs. Chúng tương ứng với 5 ngôn ngữ của Gary Chapman, nhưng được đặt trong bối cảnh mới.

1. Khen ngợi (compliments)

Lời noacutei khocircng mất tiền mua lựa lời magrave noacutei cho tigravenh đầy tim

Điều này là quá rõ. Khi yêu, dường như cả thế giới đều trở nên mờ ảo. Trong cả một đám đông người mình yêu luôn tỏa sáng nhất. Những lời khen cũng dễ bật ra hơn.

Nhưng cũng giống như khiếu hài hước, mỗi người có thể có một cách nói ra lời khen khác nhau. Có người thích nói trực tiếp, có người thích “thơ văn” gián tiếp. Thế nên nếu người yêu bạn không phải là kiểu người thích nói thẳng rằng “anh đẹp lắm”, “em ngầu nhất” thì đâu đó có thể họ đang khen bạn theo cách khác.

2. Muốn nói chuyện dù “không có gì” để nói (riffing)

Riffing thường xảy ra khi bạn chỉ có vài phút nhưng vẫn muốn nhắn cho đối phương vài dòng. Bạn lưu luyến khi nói lời tạm biệt. Bạn không muốn kết thúc cuộc trò chuyện, hoặc sẽ để cho đối phương là người kết thúc trước.

Bạn và người yêu nói với nhau những điều không đầu không đuôi, thậm chí là ngớ ngẩn. Hai người cứ ngẫu hứng với nhau như một đoạn nhạc jazz. Lúc này nội dung cuộc trò chuyện là gì không còn quan trọng. Quan trọng là hai người đang dành thời gian cho nhau.

3. Chia sẻ thứ mình thích cho người mình thích (spoon-feeding)

Nghe một bài nhạc hay, gửi cho người yêu. Gặp một chiếc meme duyên, gửi cho người yêu. Đọc một bài viết hay chấn động, gửi cho người yêu.

Đôi khi bạn trở thành một chiếc tivi, hay một trang mạng xã hội chỉ toàn kênh yêu thích dành riêng cho người mình yêu. Đó là cách bạn nói với ai đó rằng bạn đang nghĩ đến họ, và muốn chia sẻ cuộc sống của bạn với họ mà không cần phải bắt đầu một cuộc trò chuyện với “lý do” rõ ràng.

4. “Dịch vụ” chăm sóc cảm xúc (nudging)

Ngôn ngữ tình yêu thứ tư này có thể được gọi là cú huých (nudging). Ở dạng đơn giản nhất, nó có thể là một lời trấn an ngọt ngào, là việc bạn lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của đối phương.

Tương ứng với khái niệm “cử chỉ quan tâm” (acts of service) của Gary Chapman, “cú huých” cũng có nghĩa là bạn nói ra lời đề nghị giúp đỡ hoặc hỗ trợ thực sự. Chẳng hạn như:

- Nay em xin nghỉ phép, hôm qua chạy deadline dự án mệt quá.

- Muốn ăn gì không? Anh mua.

5. Cái “chạm” thân mật (nooking)

Một dấu hiệu nhận biết của loại ngôn ngữ này là việc bạn muốn nhắn cho người yêu cảm xúc tức thì của mình, hoặc đôi khi là thích gọi đối phương bằng một biệt danh thân mật nào đó. Chẳng hạn như:

- Đang ngồi ăn trưa tự nhiên nhớ người yêu.

- Cá vàng! Em biết tin gì chưa?

Việc bạn thoải mái nói ra cảm xúc và suy nghĩ tức thì tạo cho đối phương một cảm giác an toàn, như đứng trong một góc phòng được che chắn (nook).

Tác giả Mimi Winsberg cho rằng đây là loại ngôn ngữ có tính “vật lý” nhất, vì nó giống như một cái chạm nhẹ vào đối phương. Tưởng tượng bạn đang tập trung làm gì đó, và một tin nhắn bất ngờ xuất hiện trên màn hình điện thoại, ngắn gọn nhưng đủ để nhắc bạn “giãn cơ mặt ra”.

Ngoài ra, sexting, mà ở Việt Nam hay được gọi là chat sex khi hai người đã trong một mối quan hệ cam kết, cũng được xếp vào loại ngôn ngữ này.

Kết

Tình yêu không bao giờ là dễ hiểu và “ngôn ngữ” của nó cũng vô cùng đa dạng. Có người thích được khen ngợi. Có người lại thích sự bất ngờ của spoon-feedingnooking hơn.

Mọi thứ dễ dàng hơn khi hai người nói cùng một ngôn ngữ. Nhưng cuộc yêu cũng thú vị hơn khi hai người có sự khác biệt. Điều quan trọng có lẽ là chúng ta chủ động học ngôn ngữ của nhau, dù thực hành loại ngôn ngữ đó không lưu loát bằng đối phương.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục