Chương trình Assembly của FEBE Ventures: Cầu nối giữa các nhà khởi nghiệp Việt và những mô hình thành công trên thế giới

Là quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore và văn phòng đại diện tại Việt Nam, FEBE Ventures luôn dành một sự quan tâm lớn cho giới khởi nghiệp.

Hao Tran
Chương trình Assembly của FEBE Ventures: Cầu nối giữa các nhà khởi nghiệp Việt và những mô hình thành công trên thế giới

Chương trình Assembly của FEBE Ventures: Cầu nối giữa các nhà khởi nghiệp Việt và những mô hình thành công trên thế giới

Là quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore, FEBE Ventures luôn dành một sự quan tâm lớn cho giới khởi nghiệp. FEBE (viết tắt của “For Entrepreneurs, By Entrepreneurs”, nghĩa là “Dành cho các nhà khởi nghiệp, từ các nhà khởi nghiệp”) được thành lập bởi những người đã từng có nhiều kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực khởi nghiệp.

Ra đời để giúp đỡ các startup đang trong giai đoạn đầu như giai đoạn ý tưởng, xây dựng sản phẩm, hoặc giai đoạn hạt giống, vì thế, chiến lược đầu tư của FEBE là xây dựng một bảng giá trị vốn hoá có lợi cho các nhà sáng lập, để họ không rơi vào tình trạng pha loãng vốn.

Là người đi trước, FEBE thấu hiểu được những “nỗi đau” của giới khởi nghiệp, vì vậy, quỹ đầu tư này có thể nhanh chóng xây dựng được niềm tin, đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế và phát triển doanh nghiệp, thông qua việc chia sẻ các kinh nghiệm xương máu rút ra từ thành công và cả thất bại mà nhà sáng lập quỹ đã từng trải qua.

Không có trong hình: Jean-Marc Merlin, Nhà đồng sáng lập.

Hiện thế mạnh của FEBE là xây dựng và phát triển các startup tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, trước đây, họ cũng từng có kinh nghiệm đầu tư và điều hành các mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở châu Á, châu Âu và Nam Mỹ. FEBE Ventures đầu tư vào tất cả các ngành nghề và loại hình doanh nghiệp (B2B, B2C, giáo dục, y tế, vận tải, tài chính, tiêu dùng), và thường đầu tư vào các startup có tiềm năng tăng trưởng lớn và có thể sớm chiếm lĩnh thị trường.

Tại sao lại là Việt Nam? Tại sao lại vào thời điểm này?

FEBE tin rằng hệ sinh thái công nghệ ở Việt Nam đã đủ chín mùi để phá đảo và đây là thời điểm không thể tốt hơn để các công ty khởi nghiệp tiếp tục phát triển, ngay cả khi tình thế lúc này khá khó đoán. Theo FEBE, trong hai năm vừa qua, các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á đã kêu gọi được hơn 4 tỷ USD, sẵn sàng cho những nhà khởi nghiệp tài năng sử dụng.

Với niềm tin đó, FEBE đã cho ra mắt chương trình “Assembly” — đóng vai trò như một cầu nối giữa các mô hình kinh doanh thành công đã được chứng minh tại các thị trường mới nổi khác, với những nhà sáng lập xuất sắc tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ cung cấp nguồn vốn ban đầu cần có để xây dựng sản phẩm khả dụng tối thiểu (Minimum Viable Product – MVP), để hỗ trợ họ tìm ra điểm phù hợp giữa sản phẩm và thị trường, và có thể sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình gọi vốn hạt giống. Đây là một chương trình cực kỳ giới hạn, chúng tôi dự định sẽ chỉ thực hiện 2 dự án đầu tư “Assembly” mỗi năm, nhằm tập trung toàn bộ nguồn lực song hành cùng các nhà sáng lập.

Sau thông báo của chương trình, Vietcetera đã ngồi xuống cùng với Nhà đồng sáng lập và Managing Partner của FEBE Ventures, ông Olivier Raussin. Trước khi gia nhập FEBE, Oliver là General Manager tại Project A Ventures. Ông cũng từng nắm vị trí điều hành ở các công ty như Google, YouTube, Microsoft và Yahoo!, đồng thời là một nhà khởi nghiệp công nghệ ở châu Âu.

Anh có thể chia sẻ về những nhà sáng lập đầu tiên tham gia chương trình “Assembly”. Họ là ai? Và tiêu chí hợp tác giữa 2 bên là gì?

Chúng tôi nhìn nhận “Assembly” là cách tiếp cận tinh tế nhất để gặp gỡ những tài năng được công nhận xuất sắc từ các khóa MBA hàng đầu, và trong các lĩnh vực như Tư vấn (BCG / McKinsey), Công nghệ (Facebook, Google, Amazon), các Giám đốc công nghệ (CTO) và các chuyên gia trong các lĩnh vực.

Đây là một chương trình được diễn ra liên tục nên không chia theo nhóm, cũng không có hạn chót để nộp đơn. Chúng tôi chào đón tất cả những tài năng Việt đang tìm kiếm cơ hội để khởi nghiệp. Tính tới thời điểm này, chúng tôi đang bắt đầu làm việc với hai cá nhân vô cùng xuất sắc.

Cảm hứng nào đã làm nên từ “Assembly”?

“Assembly” có nghĩa là kết nối các nhà sáng lập hàng đầu với những mô hình khởi nghiệp đã được chứng minh là thành công tại các thị trường mới nổi khác.

Theo anh, lĩnh vực nào tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng để khai phá? Và “Assembly” sẽ đóng vai trò như thế nào trong công cuộc khai phá đó?

Đầu năm nay, đội ngũ của chúng tôi đã đánh giá và phân tích hơn 1.800 mô hình khởi nghiệp ở Brazil, Indonesia, Ấn Độ và các thị trường lớn đang lên khác. Sau đó, chúng tôi đã rút gọn lại còn 30 mô hình kinh doanh thành công có độ phù hợp cao với Việt Nam và Đông Nam Á trong những lĩnh vực khác nhau: công nghệ tài chính, công nghệ sức khỏe, SaaS (phần mềm dạng dịch vụ), công nghệ di động, công nghệ bất động sản, bảo hiểm…

Mục tiêu của chúng tôi là kết nối những ý tưởng đầy hứa hẹn với những nhân tài, với hy vọng sẽ truyền cảm hứng và hỗ trợ sự hình thành của nhiều mô hình khởi nghiệp.

Không thể không nhắc đến đại dịch COVID. Theo anh, tương lai hậu đại dịch của thị trường Việt Nam sẽ như thế nào? Với khả năng kiểm soát dịch tốt, lợi thế của Việt Nam so với các thị trường đang phát triểnkhác là gì?

Chúng tôi cảm thấy rất may mắn khi hiện diện tại Việt Nam vì các biện pháp ngăn chặn dịch bùng phát của chính phủ được triển khai cực kỳ bài bản và thành công. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế đầu tiên bước vào giai đoạn hồi phục.

Chúng ta đang sống trong một thời điểm vô cùng phức tạp và nhiều thử thách, vì thế chúng tôi vẫn cẩn trọng khi đánh giá về tình hình và đưa ra lời khuyên dành cho những nhà sáng lập. Dù rằng Việt Nam đang có một khởi đầu lớn mạnh cho giai đoạn hồi phục, nền kinh tế của chúng ta vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi vì chúng ta sống trong môi trường kinh tế toàn cầu với rất nhiều sự giao thoa giữa các thị trường.

Nhìn xa thì chúng tôi vẫn rất tự tin với tốc độ số hóa của nền kinh tế tại Việt Nam và Đông Nam Á trong thời gian sắp đến. Và sự thật là COVID đã thúc đẩy quá trình này.

Các khủng hoảng thường mang đến những sự thay đổi về thói quen và mang đến những cơ hội đầu tư tốt cho dự án khởi nghiệp sáng tạo và linh hoạt. Để đáp ứng các yếu tố cần thiết, những dự án khởi nghiệp mới cần phải được sinh ra để mang đến các sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ lối sống mới: mua sắm hằng ngày, công việc, quảng cáo, liên lạc, giáo dục,.

Cho những ai chưa biết đến với FEBE, quỹ đã đầu tư vào những công ty nào tính đến thời điểm hiện tại?

Từ khi ra mắt vào tháng 12/2019 đến nay, chúng tôi đã đầu tư cho bốn nhà sáng lập và sẽ chốt hai thương vụ đầu tư mới trong vài tuần tới ở các lĩnh vực công nghệ sức khỏe, bất động sản, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần,…

Xem thêm:

[Bài viết] Làm sao để ra mắt thành công tại thị trường Việt Nam? Lời khuyên từ các chuyên gia

[Bài viết] Vietnam Innovator: Gọi vốn thành công, Doctor Anywhere tăng tốc chinh phục vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc y tế


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục