Có phải người làm tài chính chỉ nói về con số?

Có một câu Anh Tuấn luôn nói với các bạn làm ngành tài chính: “Chúng ta không phải là chiếc máy tính di động”.

Yui
Nguồn: Anh Tuấn cho Vietcetera.

Nguồn: Anh Tuấn cho Vietcetera.

“Đưa ra quyết định từ những con số” luôn là phương châm hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh những yếu tố về sự độc đáo của một thương hiệu, tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư là yếu tố tiên quyết sự thành-bại của một cuộc đầu tư từ các doanh nghiệp lớn.

Nhưng ở vị trí CFO, “cửa ải” cuối cùng khi quyết định chi tiền đầu tư, liệu những quyết định đầu tư có lạnh lùng như những con số hay không?

Trong tập này của series “Học và Hành”, được kết hợp sản xuất giữa RMIT và Vietcetera, hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố đưa đến quyết định đầu tư qua lời chia sẻ của anh Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Kinh doanh Tài chính Quốc gia trẻ tuổi nhất tại P&G - tập đoàn đa quốc gia đứng đằng sau loạt nhãn hiệu "quốc dân" như Gillette, Head & Shoulders, Pantene, Downy hay Ariel. 

1. Công việc CFO không chỉ xoay quanh những con số

Anh Tuấn chia sẻ, có 3 đầu việc quan trọng nhất của một CFO:

  • Quản lý tài chính của công ty;
  • Hoạch định những chiến lược và kế hoạch tài chính trong ngắn và dài hạn;
  • Kiểm soát nội bộ.

Việc quản lý tài chính không chỉ liên quan với dữ liệu tài chính, mà còn chiến lược kinh doanh và sự hợp tác chặt chẽ của nhiều phòng ban khác nhau, để theo dõi sức khỏe tài chính doanh nghiệp và kiểm soát dòng tiền.

Và quan trọng nhất là việc hướng dẫn các phòng ban khác có thể tự đánh giá khả năng tài chính, khả năng đầu tư hiệu quả trong các dự án với các đối tác, khách hàng khác nhau, tùy theo từng tiềm năng và nhu cầu hợp tác khác nhau. Việc này sẽ giúp xây dựng tính độc lập tài chính trong mỗi nhân viên, để tự xem xét những quyết định đúng đắn cho công ty. 

Anh Tuấn, trong vai trò CFO đưa ra 3 tiêu chí đơn giản, mà bất kì nhân viên nào cũng có thể tự xem xét trước khi đưa ra quyết định kinh doanh của mình:

Đầu tiên, kế hoạch, dự án có  phù hợp và đi sát chiến lược của công ty hay không.

Thứ hai, hiệu quả đầu tư phải khả quan và khả thi. Công thức tính toán hiệu quả đầu tư này là sống lưng để các bộ phận có thể tự đưa ra quyết định mà không cần sự can thiệp từ phòng tài chính.

Cuối cùng, đảm bảo tuân thủ các chính sách kiểm soát nội bộ, để bảo vệ quyền lợi cho cả nhân viên và công ty. 

Có một câu Anh Tuấn luôn nói với các bạn làm ngành tài chính: “Chúng ta không phải là chiếc máy tính di động”. Một người làm tài chính phải xem xét thêm hai yếu tố: định hướng phát triển và các chính sách trước khi ra quyết định đầu tư.

Với chính sách “phi phòng ban”, đội ngũ tại P&G có thể hiểu hơn về quy trình khi cần làm việc liên đới với các phòng ban. Vì thế, một người lãnh đạo về tài chính cần phải có những kỹ năng mềm như khả năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp, bên cạnh những kỹ năng cứng như tư duy logic và sự nhạy cảm với các con số. 

2. Từ một thực tập sinh tài chính đến CFO

Có một sự thật là: trong 11 năm sự nghiệp của mình, P&G là công ty đầu tiên và duy nhất mà Anh Tuấn gắn bó, qua nhiều vị trí khác nhau.

Khởi đầu là một thực tập sinh, anh đã làm qua nhiều vai trò như kiểm soát nội bộ, tài chính khách hàng, phân tích tài chính tại Việt Nam. Sau đó, anh được bổ nhiệm vai trò Quản lý Tài chính ngành hàng cho khu vực ASEAN tại Thái Lan.

Với những trải nghiệm đa dạng ở nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực tài chính doanh nghiệp khác nhau, Anh Tuấn được tập đoàn tin tưởng bổ nhiệm vào vị trí CFO.

Để có một lộ trình thăng tiến liền mạch như vậy, Anh Tuấn đã vạch ra rõ những mục tiêu trong sự nghiệp và phát triển bản thân để chạm tay tới vị trí CFO. Đồng thời, anh liệt kê ra những kỹ năng cần thiết: phân tích tài chính, phát triển chiến lược, óc phán đoán, khả năng lãnh đạo và đưa quyết định từ dữ liệu. Từ đó, anh có thể hoàn thành tốt mục tiêu ở từng vị trí mình đảm nhiệm.

3. “Những CEO thành đạt thường có xuất phát điểm từ ngành tài chính.”

Bên cạnh việc vạch ra lộ trình cho cá nhân, anh cũng quan sát lộ trình thăng tiến của những người đi trước. Tại P&G, anh được gặp những anh chị đã làm quản lý khi tuổi còn trẻ. Từ đó, anh càng thêm phần tự tin và động lực để phấn đấu hết mình theo kế hoạch bản thân.

Những vị lãnh đạo xuất sắc CEO tại P&G cũng có xuất thân từ phòng tài chính và kế toán. Vị CEO toàn cầu của P&G mới được bổ nhiệm từ tháng 11/2021, hay CEO khu vực Châu Á, Châu Phi và Trung Đông của P&G, đều có xuất phát điểm từ phòng tài chính và kế toán.   

Có thể thấy, khả năng phân tích số liệu và óc phán đoán tình hình thực tế của thị trường chính là một bước đệm, một nền tảng vững chắc để những người làm tài chính vươn lên những vị trí cao hơn.

Khi được hỏi về quá trình hoàn thiện khả năng quản lý, Anh Tuấn đã chia sẻ về những kiến thức và kỹ năng học được sau khi tốt nghiệp MBA của Đại học RMIT. Từ khi vào làm P&G, anh cũng đã chia sẻ thẳng thắn với quản lý về nguyện vọng phát triển bản thân, trong đó có cả việc quyết định đi học lên MBA, và công ty hoàn toàn ủng hộ việc này. Chính sách hỗ trợ làm việc linh động cho nhân viên của công ty P&G đã giúp anh có thể vừa học vừa làm một cách hiệu quả nhất. Thậm chí còn tạo cơ hội để anh có thêm những trải nghiệm học hỏi ở thị trường quốc tế.

Chương trình MBA tại Đại học RMIT đã giúp anh trau dồi thêm hai kỹ năng để chuẩn bị cho vị trí CFO.

Đầu tiên, phải nói đến khả năng lãnh đạo. Không thể chỉ lấy số liệu để lãnh đạo, mà phải có những kỹ năng mềm trong giao tiếp và quản lý nhân sự. Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định một người lãnh đạo giỏi hay không.

Thứ hai là kỹ năng networking, giúp các lãnh đạo học hỏi được nhiều từ môi trường bên ngoài, từ những người đi trước và từ các ngành khác nhau.

Chương trình MBA của RMIT đã nắm bắt được nhu cầu đó của học viên, và đã tạo nhiều buổi giao lưu, networking, mentoring, giới thiệu những cơ hội việc làm và thăng tiến trong tương lai.

4. Tham vấn Doanh nghiệp - Mô hình “học đi đôi với hành” trong thời đại công nghệ số

Khi được hỏi về môn học khiến mình hào hứng nhất, Anh Tuấn đã chia sẻ về môn Business Consulting (tạm dịch: Tham vấn Doanh nghiệp). Trong môn học này, học viên được tự vận hành một công ty online: từ khâu lên kế hoạch kinh doanh, giá cả, marketing và quản lý. Hệ thống sẽ cho ra nhiều trường hợp rủi ro khác nhau trong kinh doanh để học viên xử lý.

Nhờ đó, học viên có cơ hội vận dụng kiến thức trên lớp để thử nghiệm giải pháp của bản thân trước những rủi ro giả lập.

Bên cạnh đó, học viên sẽ phải đề xuất và thực hiện những dự án theo nhóm nhằm đưa ra mô hình, giải pháp, và vốn cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại.

Khi dịch bệnh xảy ra, các công ty phải nhanh chóng chuyển sang hình thức làm việc online. Điều này tạo ra vài khó khăn trong quá trình trao đổi và hỗ trợ giữa nhân sự trong công ty, vốn cũng là trở ngại tiến độ công việc. Kỹ năng làm việc nhóm, vì thế, là cần thiết để có được một tâm lý và tinh thần vững chắc trong công việc.

Trong giai đoạn kinh tế bất ổn này, việc giao tiếp với các nhân viên và quản lý rủi ro từ những biến động chính sách và doanh thu là hai việc quan trọng một quản lý cần chú tâm.

Chương trình MBA tại RMIT đã giúp Anh Tuấn trui rèn kỹ năng lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ giao tiếp liên phòng ban, quản lý rủi ro, để làm tốt công việc của CFO tại P&G.

Và đó cũng là những kỹ năng một người làm tài chính nên quan tâm, bên cạnh việc phân tích những con số.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, chương trình MBA của RMIT giúp học viên trau dồi chuyên môn trong kinh doanh và quản lý, mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp, tăng cường trải nghiệm quốc tế và trở thành nhà lãnh đạo tiềm năng. Ngày 7/8 tới đây, ĐH RMIT sẽ tổ chức hội thảo thông tin và workshop học thử trực tuyến trong chương trình MBA, vui lòng đăng ký tại đây để được trải nghiệm thực tế và tìm hiểu thêm về thông tin và học bổng của chương trình.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục