Tiến trình số hoá tại Việt Nam và Đông Nam Á: Chia sẻ từ những nhà sáng lập Lina Network

Trò chuyện cùng nhà sáng lập Lina Network, Mitchell Pham và cố vấn chiến lược Leigh Flounders, về tiến trình số hoá tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
Valeria Mertsalova
Cố vấn chiến lược của Lina Network Leigh Flounders (trái) và nhà đồng sáng lập Lina Network Mitchell Pham (phải). | Nguồn: Lina Network.

Cố vấn chiến lược của Lina Network Leigh Flounders (trái) và nhà đồng sáng lập Lina Network Mitchell Pham (phải). | Nguồn: Lina Network.

Tia sáng hiếm hoi trong cơn bão COVID-19 là sự thúc đẩy tiến trình số hoá thần tốc chưa từng có tiền lệ. Theo McKinsey, dữ liệu gần đây cho thấy tiến trình số hoá trong kinh doanh và tiêu dùng đáng lẽ diễn ra trong 5 năm nay được rút ngắn chỉ trong 8 tuần. Ngân hàng chuyển sang giao dịch và chăm sóc khách hàng từ xa. Các cửa hàng triển khai dịch vụ đặt hàng online và giao nhận tận nhà. Tiến trình số hoá cũng diễn ra tương tự trong các lĩnh vực sản xuất, y tế, giáo dục...

Tuy nhiên, để tạo ra nhiều giá trị hơn và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, đã đến lúc chúng ta tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như blockchain và AI — đó là niềm tin đã gắn kết những nhà sáng lập Lina Network, đơn vị cung cấp các giải pháp tối ưu cho những vấn đề thực tế trong cuộc sống bằng ứng dụng công nghệ hàng đầu.

Để tìm hiểu thêm về mô hình của Lina Network, chúng tôi đã thảo luận cùng nhà sáng lập Lina Network, Mitchell Pham và Leigh Flounders, cố vấn chiến lược của công ty.

Mitchell, người New Zealand gốc Việt, là một doanh nhân công nghệ với hơn 27 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chuyên nghiệp, vận tải và hậu cần. Khi mở rộng hoạt động kinh doanh tới Việt Nam cách đây 6 năm, Mitchell nhanh chóng nhận ra rằng đã đến lúc nhiều ngành công nghiệp tại Việt Nam bước vào một cuộc đại tu công nghệ, cũng như thấy được cơ hội hợp tác quốc tế.

Hiện nay, mạng lưới hội đồng quản trị trên toàn cầu của Lina gồm những gương mặt nổi bật như Leigh Flounders, bạn thân của Mitchell đồng thời là một serial entrepreneur (người thành lập nhiều công ty mới ngay cả khi đã làm chủ một hoặc nhiều doanh nghiệp). Các mối quan hệ của Leigh trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng toàn cầu đã góp phần quan trọng tạo nên vị thế tiên phong của Lina Network trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Chúng tôi hỏi Mitchell và Leigh về sự đổi mới trong công nghệ, quá trình ứng dụng blockchain trong đời sống hằng ngày và dự án Liên minh Chính phủ điện tử (E-Government Alliance EGA) của họ.

Đối với những công ty dẫn đầu trong công nghệ như Lina, bối cảnh hiện tại mang lại những cơ hội nào?

Mitchell: Là một Việt kiều, tôi luôn cảm thấy Việt Nam có rất nhiều giá trị để cống hiến cho thế giới. Nhiều người cũng nhận thấy tiềm năng của đất nước và muốn biến nó thành một trung tâm gia công cho các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vì mong muốn Việt Nam trở thành một nhân tố mang tính quyết định hơn, tôi đã đem Lina đến đây để tạo cơ hội cho nhân tài trong nước phát triển và chứng tỏ bản thân. Chúng tôi cảm thấy có thể tạo ra khác biệt thực sự ở Việt Nam, và khi nhìn vào tốc độ số hóa đang diễn ra xung quanh, chúng tôi biết mình đã đúng!

Leigh: Công nghệ phân tán (distributed technology - công nghệ cho phép thông tin được lưu trữ ở nhiều hệ thống và vị trí khác nhau) hoạt động rất hiệu quả nhờ khả năng mở rộng, tính bất biến và thích ứng cao. Vì vậy, khi chính phủ cần công nghệ để quản lý dữ liệu công dân, các công ty tương tự như Lina Network cung cấp các giải pháp sẵn có. Nhưng đó là trước khi dịch COVID bùng nổ.

COVID-19 đã tác động mạnh mẽ lên ngành công nghiệp này. Tốc độ số hóa của các doanh nghiệp và chính phủ đang nhanh hơn bao giờ hết. Đối với Lina, nền tảng được phát triển đúng thời điểm các doanh nghiệp và chính phủ đặt khả năng làm việc từ xa, chia sẻ dữ liệu an toàn và an ninh mạng lên làm tiêu chí hàng đầu, đây là thời điểm thực sự thú vị.

Các anh đang triển khai công nghệ blockchain tại châu Á như thế nào? Một số thách thức lớn nhất là gì? Một vài kết quả ban đầu có thể thấy được từ việc triển khai này là gì?

Leigh: Điều quan trọng khi chúng tôi làm việc với các chính phủ và doanh nghiệp lớn là phải tiếp cận mọi dự án với sự đồng cảm và tránh gây ra rạn nứt nội bộ. Vì đang đối phó với các bộ máy hành chính lớn hoạt động trên nền tảng công nghệ truyền thống, bạn cần phải thận trọng khi đem đến một công nghệ đột phá như của Lina.

Bạn cần đảm bảo rằng nó phù hợp với hệ sinh thái doanh nghiệp hiện tại và có thể được áp dụng bởi tất cả các bên liên quan. Ví dụ, với dự án cấp giấy phép lái xe điện tử cho chính phủ Lào, các bên bao gồm người sở hữu bằng lái, cảnh sát và các cơ quan liên chính phủ đang truy cập dữ liệu. Điều thực sự đem đến thành công là chính phủ Lào đã sẵn sàng tiếp nhận các công nghệ mới và độ trưởng thành của chúng — trên thực tế, họ đã bỏ qua các giải pháp hiện hành để nắm bắt công nghệ tiên tiến.

Dù Lina dùng công nghệ này giải quyết các vấn đề cụ thể như chống gian lận và xây dựng lòng tin vào chính phủ, ứng dụng của nó rộng rãi hơn nhiều, bởi giờ đây cơ sở dữ liệu ID số của chính phủ đã trở nên an toàn, đáng tin cậy, bất biến và có thể được truy cập bởi tất cả các bên.

Bài học kinh nghiệm từ dự án của Lào có thể được áp dụng ở Việt Nam như thế nào?

Mitchell: Khi nhìn vào Việt Nam và một số nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực, bạn sẽ nhận thấy rằng các cơ quan và tổ chức chính phủ hoạt động độc lập và sử dụng các hệ thống dữ liệu khác nhau mà không chia sẻ cho nhau. Vì vậy, tôi nghĩ cơ hội đầu tiên cho Lina là biến các chính phủ Đông Nam Á thành một phần của mô hình liên kết hơn và cho phép họ tương tác tốt hơn với công chúng, bắt đầu từ cấp quốc gia. Chúng tôi gọi đó là mạng lưới khu vực được cấp phép (permissioned regional network), một phần của dự án Liên minh Chính phủ điện tử (E-Government Alliance EGA).

Leigh: Hiện tại, chúng ta đang trong quá trình trở thành những nhân tố chủ chốt trong khu vực: đầu tiên là đối với ASEAN, sau đó là EU. Để thành công trong quá trình số hóa và hội nhập ở cấp độ khu vực, bạn cần có một mức độ chín muồi nhất định về mặt lãnh đạo và tài năng cũng như công nghệ tiên tiến và sự kết nối đúng đắn. Lina có được điều đó.

Ngoài những thách thức dành riêng cho mỗi quốc gia Đông Nam Á, một số nhu cầu chung vẫn có thể được giải quyết hiệu quả hơn ở cấp độ khu vực hơn là cấp độ quốc gia. Lina có thể đóng vai trò là một mối liên kết, giúp các chính phủ học hỏi lẫn nhau.

Khi các chính phủ châu Á thành lập một khối hợp tác, chúng tôi có thể mời các quốc gia với nền tảng số tiên tiến hơn như New Zealand đến tham gia tư vấn về chiến lược và quá trình triển khai.

Tại Việt Nam, theo các anh, các đơn vị tư nhân hay nhà nước sẵn sàng bước vào quá trình chuyển đổi số hơn?

Mitchell: Việt Nam có ngành thương mại điện tử tiên tiến với nền tảng chuỗi cung ứng vững chắc. Và nhu cầu mãnh liệt đối với công nghệ mới, điều các doanh nghiệp Việt Nam đã luôn chứng minh. Vì vậy, tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục.

Khi nói đến việc thông qua bởi chính phủ, mọi thứ lại khác. Bởi các cơ quan chính phủ có mức độ phát triển và văn hóa làm việc khác nhau và họ cũng sử dụng các nền tảng số khác nhau, việc chuyển đổi toàn bộ các công nghệ truyền thống này là một cuộc chiến khó khăn. Tức là, điều này cần thời gian.

Các công nghệ mới nổi đóng vai trò gì trong chiến lược của anh?

Leigh: Các công nghệ mới nổi như 5G, AI, sinh trắc học, dữ liệu không gian địa lý, phân tích tiên tiến, dự báo và đề xuất, cũng như việc “dân chủ hóa” các thuật toán, chắc chắn sẽ mở ra những cơ hội mới. Ví dụ, 5G hiện đang được triển khai ở các quốc gia như New Zealand và UAE, và châu Á đang bắt kịp. Công nghệ này có tiềm năng rất lớn.

Mitchell: Đối với tôi, Lina không tập trung đơn thuần vào công nghệ mà là quá trình phát triển. Kể từ khi thành lập vào năm 2017, Lina Network đã không ngừng phát triển song hành cùng dòng chảy công nghệ. Vì vậy, bất kể bước tiến lớn tiếp theo trong công nghệ là gì, Lina vẫn sẽ đi đầu, giống như những gì chúng tôi đã đạt được với blockchain.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục