NOSH Saigon 2019: Trò chuyện cùng đầu bếp Peter Cường Franklin của nhà hàng Anan Saigon

Gặp đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng Anan Saigon, một thành viên của sự kiện Nosh Saigon 2019.

Vietcetera
NOSH Saigon 2019: Trò chuyện cùng đầu bếp Peter Cường Franklin của nhà hàng Anan Saigon

NOSH Saigon 2019: Trò chuyện cùng đầu bếp Peter Cường Franklin của nhà hàng Anan Saigon

Sinh ra tại Đà Lạt và di cư đến Mỹ năm 1975, đầu bếp Peter Cường Franklin lớn lên trong một căn nhà nơi mẹ ông tận dụng phòng khách để mở một tiệm ăn chỉ đủ cho 10 người ngồi. Tự hào kể rằng mẹ là một trong những người nấu ăn giỏi nhất trong vùng, mảnh ký ức đó đã trở thành nguồn cảm hứng để một chuyên gia tài chính ngân hàng như ông quay trở lại làm bếp, với quyết tâm mang những món ăn quen thuộc như Mì Quảng, Chả Lụa, Nem Nướng,… lên một tầm cao mới.

Hoàn thành khóa học tại Học viện Le Cordon Bleu, Peter dành thêm thời gian để trau dồi kinh nghiệm tại nhiều nhà hàng như Caprice (khách sạn Four Seasons), Alinea & Next tại Chicago, Nahm tại Bangkok và La Vertical, Madame Hien tại Việt Nam. Sau đó, ông chuyển đến Hồng Kông và xây dựng thành công hai nhà hai Viet Kitchen and Chom Chom.

Năm 2017, Peter về lại Sài Gòn và thành lập nhà hàng Anan Saigon. Chỉ trong vòng một năm, Anan nhanh chóng nổi lên như một hiện tượng khi xuất hiện trên hàng loạt các tập san ẩm thực lớn trong nước và quốc tế với phong cách ẩm thực Việt Nam “mới”. Cuối năm 2018 vừa qua, Anan Saigon được trao giải Nhà hàng được hội đồng bình chọn từ Vietcetera. Ngoài ra, bạn còn có thể ghé thăm NHAU NHAU – quán bar và đồ ăn tối lấy cảm hừng từ phở và văn hóa nhậu của người Việt – tọa lạc trên tầng hai của tòa nhà mà Anan Saigon đang cư ngụ.

Hãy chia sẻ triết lý ẩm thực của anh.

Tại Anan Saigon, tôi muốn tiếp cận ẩm thực Việt Nam bằng cách mới mẻ, hiện đại và độc đáo hơn. Phong cách ẩm thực này mang đến sự đổi mới cho những món ăn vốn dĩ đã gắn liền với lịch sử, mang trong mình những câu chuyện, những mảng màu ký ức, sử dụng những phương pháp truyền thống và nguyên liệu địa phương.

Lúc nào cũng vậy, ưu tiên hàng đầu của tôi là những món ăn đường phố truyền thống đậm chất Việt. Rồi từ đó tìm cách hiện đại hóa chúng bằng những phương pháp nấu nướng hiện đại hơn, sử dụng nguồn nguyên liệu cao cấp hơn. Tuy nhiên, vẫn cố gắng giữ nguyên vẹn cái tinh túy và đậm đà của ẩm thực Việt.

Điều gì đã níu giữ anh ở lại Việt Nam?

Sinh sống và làm việc tại nhiều nơi trên thế giới rồi, tôi nhận ra một điều rằng chẳng có nơi nào sở hữu nguồn năng lượng, tinh thần và ẩm thực nhiều màu sắc như Sài Gòn.

Lần đầu tiên tham dự NOSH, anh có kỳ vọng gì ở chương trình?

Những sự kiện ẩm thực như thế này thường mang đến cho thực khách rất nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị. Và đối với những người đầu bếp như chúng tôi, đây là dịp để kết nối và làm quen với những người trong ngành.

Những món ăn Việt mà anh yêu thích, và nơi mà anh thường xuyên lui tới để thưởng thức món ăn đó?

Tôi cũng thích thử qua những nhà hàng, quán bar đang nổi trong giới ẩm thực, nhưng phần lớn thời gian của tôi là dành để khám phá ẩm thực đường phố. Tôi là tín đồ trung thành của Bánh Canh Cua, các món ốc Sài thành, đồ nướng và các quán nhậu.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sự kiện, vui lòng nhấn .

Thông tin đặt vé:

Giá: 2.200.000VND/người/đêm (đã bao gồm tất cả chi phí)

Nhắn tin: Nosh Saigon or Grain Cooking Studio

Gọi điện: (+84) 909 904 636

hoặc Mua trực tiếp tại quầy GRAIN Cooking Studio,

Tầng 3, 71-75 Hai Bà Trưng, Q.1, TP. HCM.

Với sự đồng hành của các nhà tài trợ và đối tác:

Xem thêm:

[Bài viết] NOSH Saigon 2019: Kỷ niệm chặng đường 5 năm song hành cùng cộng đồng F&B Việt

[Bài viết] Chef’s Story: Bếp trưởng Cafe Marcel và hành trình chinh phục ẩm thực Pháp


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục