Pramoth Rajendran nói về 'tư duy không biên giới' trong lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng

HSBC, với độ hiện diện và khả năng kết nối toàn cầu, sẽ là đối tác tài chính đắc lực cho những khách hàng có "tư duy không biên giới".
Hiezle Bual
Pramoth Rajendran | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Pramoth Rajendran | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại:
Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Kể từ khi mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1870, HSBC hiện đã trở thành một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất Việt Nam. Trong năm nay, năm thứ 151 hoạt động tại Việt Nam, HSBC tiếp tục mở rộng cánh cửa cơ hội cho khách hàng và các nhà đầu tư.

Trong tập Vietnam Innovations lần này, ông Pramoth Rajendran, Giám đốc Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính cá nhân tại Ngân hàng HSBC Việt Nam, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động ngân hàng bán lẻ (consumer banking), đã bàn về ngành ngân hàng quốc tế và tầm quan trọng của việc sở hữu một tư duy không biên giới.

Pramoth là người gốc Ấn mang quốc tịch Úc, ông từng sinh sống ở Hồng Kông và kết hôn với vợ là người Singapore. Sự đa dạng quốc tịch này khiến ông trở thành người theo chủ nghĩa quốc tế, phù hợp với hình ảnh thương hiệu và tầm nhìn toàn cầu mà HSBC hướng đến.

Năm 2019, ông chuyển đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội tăng cường sự hiện diện của HSBC trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và đưa HSBC lên một mức độ tăng trưởng cao hơn.

Trước khi đến Việt Nam, Pramoth từng đảm nhiệm qua nhiều vị trí tại trụ sở chính của HSBC ở Sydney (Úc) và Hồng Kông.

Kết nối toàn cầu là thế mạnh của HSBC

Ông Pramoth bắt đầu đồng hành với HSBC từ năm 2014. Khi được hỏi về thế mạnh nổi bật của HSBC và lý do tại sao người tiêu dùng Việt Nam nên chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng này, ông trả lời rằng: “Chúng tôi không cố gắng trở thành ngân hàng có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nhìn chung thì chúng tôi có thế mạnh về độ hiện diện thương hiệu và khả năng kết nối toàn cầu.”

Là một người có tư duy quốc tế, thường xuyên di chuyển từ nước này qua nước khác vì công việc, ông Pramoth coi bản thân mình là ví dụ chứng minh một ngân hàng quốc tế như HSBC có thể mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống khách hàng như thế nào.

“Ví dụ, nếu tôi có tài sản và thế chấp ở Úc và Ấn Độ, còn gia đình bên nhà vợ tôi lại ở Singapore, thì HSBC có thể đáp ứng các nhu cầu tài chính của tôi trên toàn cầu.”

Để người nghe có cái nhìn rộng hơn, ông Pramoth chia sẻ về ba phân khúc khách hàng riêng biệt ở Việt Nam: Phân khúc cho giới siêu giàu (sở hữu giá trị tài sản ròng cực cao, ít nhất 30 triệu USD), phân khúc khách hàng cao cấp (mass affluent: người có thu nhập trung bình cao), và dịch vụ ngân hàng cá nhân.

Theo quan sát của ông và dự trên dữ liệu thị trường, khách hàng thuộc phân khúc giới siêu giàu và cao cấp thường gửi con cái của họ ra nước ngoài học tập. Sau khi du học trở về, con cái họ sẽ tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình và tiếp nối thanh công của cha ông.

“Vì vậy, HSBC, với tư cách là một ngân hàng quốc tế, có thể hỗ trợ nhu cầu tài chính và đáp ứng các yêu cầu như vậy của những khách hàng này.” ông Pramoth khẳng định và nói thêm rằng HSBC cũng đáp ứng nhu cầu tương tự của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng cá nhân.

Tư duy không biên giới

Tính đến năm 2020, HSBC là ngân hàng lớn thứ 6 thế giới tính theo tổng tài sản và vốn hóa thị trường.

Hiện HSBC có mặt tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, phục vụ khoảng 40 triệu khách hàng toàn cầu.

Những khách hàng có tư duy toàn cầu cần có một đối tác tài chính có năng lực toàn cầu. Ông Pramoth đã chia sẻ ba lợi ích nổi bật khi có được lối tư duy toàn cầu, không biên giới như vậy.

Đầu tiên là sự thoải mái khi đối mặt với thay đổi. Sống thoải mái thì hầu như ai cũng muốn, nhưng chẳng ai lại thấy thoải mái khi phải đóng gói tất cả đồ đạc, chuyển cả gia đình tới một đất nước khác và xa rời người thân.

Theo ông Pramoth, “Quan trọng là bạn có khả năng thích nghi với môi trường mới và vẫn có thể đạt được nguyện vọng và mục tiêu trong cuộc sống.”

Thứ hai, là một người nước ngoài sống ở Việt Nam và có kinh nghiệm nhiều năm trải nghiệm ở nhiều quốc gia, có khả năng hoà nhập vào các nền văn hóa khác nhau là tối quan trọng.

“Ví dụ, ở Úc, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp thì tranh luận lành mạnh là chuyện thường thấy trong các cuộc họp. Nhưng ở Việt Nam, bạn phải điều chỉnh phong cách của mình một chút để có thể hoà nhập vào văn hóa nước sở tại.”

Nhiều năm qua, Pramoth thấm nhuần được rằng mỗi người đều có lối sống và văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng “nhận thức được những điều này có thể giúp bạn thích nghi với các môi trường khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, và đảm bảo bạn có thể phát huy tối đa năng lực.”

Lợi ích cuối cùng, và cũng là lợi ích quan trọng nhất, đó chính là bạn sẽ biết trân trọng sự đa dạng.

Pramoth cho biết, mỗi thị trường và khu vực địa lý khác nhau sẽ có một định nghĩa riêng về tính đa dạng. Khi bước ra thế giới và quan sát sự khác nhau trong cách nhìn nhận về sự đa dạng ở Úc hay ở Hồng Kông, bạn sẽ được mở mang rất nhiều và trân trọng sự đa dạng hơn nữa.

Chuyển ngữ bởi Bích Trâm


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục