Thu phí rác theo cân — Nhật, Hàn đã làm, sắp đến Việt Nam?

Việc đánh vào túi tiền của người dân là để tránh việc thiếu hụt ngân sách, cũng như để kêu gọi mọi người giảm thải lượng rác thải ra hằng ngày và tăng cường phân loại rác có thể tái sử dụng được.

Uyên Đỗ
Tóm Lại Là: Thu phí rác theo cân — Nhật, Hàn đã làm, sắp đến Việt Nam?

Tóm Lại Là: Thu phí rác theo cân — Nhật, Hàn đã làm, sắp đến Việt Nam?

1. Dự thảo luật Bảo vệ môi trường có gì mới?

Ngày 12/06, tại cuộc họp Quốc hội, Dự luật Bảo vệ Môi trường 2020 đề xuất người xả rác sẽ trả tiền theo khối lượng rác.

Bộ trưởng Bộ Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, điểm khác biệt lớn nhất ở dự luật lần này là “không thu tiền xử lý rác theo bình quân đầu người như trước đây, mà tính theo lượng rác. Người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền”.

2. Người Việt thải ra bao nhiêu rác mỗi năm?

Trung bình, người Việt thải ra đến 27 triệu tấn rác thải sinh hoạt mỗi năm. Con số này tăng lên 5% từng năm. Trong số đó, rác thải nhựa chiếm phần lớn.

Hiện tại, việc xử lý lượng rác này vẫn là bài toán gây đau đầu cho cộng đồng do thiếu các cơ sở vận hành đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, người dân ngày càng thải ra nhiều rác.

3. Những điểm khác của Dự luật Bảo vệ Môi trường?

Bên cạnh việc tăng phí thu gom rác thì kêu gọi phân loại rác cũng sẽ là một chủ trương của dự luật này. Để việc xử lý rác có thể hiệu quả, người dân sẽ cần phân loại rác tại nguồn, cụ thể là năm loại rác sinh hoạt:

  • Chất thải có khả năng tái chế
  • Chất thải thực phẩm; chất thải hữu cơ dễ phân huỷ
  • Chất thải nguy hại
  • Chất thải cồng kềnh
  • Chất thải rắn sinh hoạt thông thường

4. Vì sao phải đưa ra dự luật này?

Hiện nay, người dân chỉ phải trả phí thu gom rác, còn chi phí vận chuyển, xử lý được ngân sách Thành phố chi trả.

Mức giá sàn cho việc thu góp rác hiện tại là 48.000 đồng, trong khi để có thể chi trả cho toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý, con số này phải lên đến từ 110.000 đến 150.000 đồng mỗi tháng/ hộ gia đình.

Việc đánh vào túi tiền của người dân là để tránh việc thiếu hụt ngân sách, cũng như để kêu gọi mọi người giảm thải lượng rác thải ra hằng ngày và tăng cường phân loại rác có thể tái sử dụng được.

5. Các nước nào đang thực hiện mô hình này?

Mô hình Pay as You Throw (Trả tiền rác theo cân nặng/khối lượng) đã được áp dụng tại nhiều quốc gia khác nhau bao gồm:

  • Hoa Kỳ
  • Canada
  • Đức
  • Tây Ban Nha
  • Nhật Bản
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc

6. Mô hình này đã được áp dụng ở những nước khác như nào?

Hàn Quốc đã bắt đầu tính tiền rác theo khối lượng từ năm 2013. Một số cư dân phải trả tiền túi rác theo dung tích chứa. Số khác sử dụng những thùng rác chung có khả năng đo cân nặng và tính tiền rác theo số cân. Một thùng rác như thế này có thể phục vụ đến 60 hộ dân.

Một tác dụng phụ của chính sách này là nhiều người Hàn Quốc chọn vứt rác ở thùng rác công cộng, thậm chí tự đốt rác để tránh trả thêm tiền.

Ở Nhật, một số địa phương như Tokyo cũng đã áp dụng tính phí đổ rác theo kg. Các cơ sở tái chế sẽ lấy phí đắt hơn khi nhận các loại rác nặng ký.

7. Dự tính khi nào bắt đầu áp dụng phí rác theo cân?

Nếu dự thảo Luật này được thông qua thì từ ngày 01/7/2021, các hộ gia đình và cá nhân sẽ bắt đầu trả tiền theo số lượng rác thải ra.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục