Rác cũng… khủng hoảng | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Rác cũng… khủng hoảng

Bởi chúng đang hoang mang không biết sẽ đi đâu về đâu trong thời gian tới.

Rác cũng… khủng hoảng

Động vật tìm kiếm thức ăn tại bãi rác. Nguồn: Unsplash

Bài viết không bàn về sự tăng-giảm, mức độ ô nhiễm hay các chính sách, giải pháp về vấn đề rác thải nhựa. Bài viết bàn đến “cuộc khủng hoảng” của ngành xuất-nhập khẩu rác thải nhựa đang diễn ra và những tác động của nó.

Cơn khủng hoảng rác đến từ đâu?

Từ lâu, rác thải nhựa đã trở thành một loại hàng hóa được mua đi bán lại trên thế giới. Mỹ, Nhật, Đức, Úc… là những nước sản sinh ra nhiều rác thải rắn nhất. Họ tìm cách tống khứ rác ra khỏi đất nước mình bằng cách xuất khẩu đến các nước kém phát triển hơn.

Trong khi đó, các nước đang phát triển nhận thấy nguồn lợi nhuận từ rác thải nhựa. Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á quyết định nhập khẩu rác với hy vọng có thể làm giàu từ việc phân loại, tái chế tài nguyên ngoại nhập này.

caacutec container chứa đầy raacutec thải nhựa
Rác thải nhựa là một loại hàng hóa được các nước giàu bán cho nước nghèo. Nguồn:cambodiadaily.com

Tuy nhiên, ngành xuất-nhập rác thải bắt đầu xảy ra khủng hoảng từ năm 2018. Từ “bãi phế liệu” của thế giới, Trung Quốc đoạn tuyệt hẳn với ngành nhập khẩu rác thải vào tháng 01/2021. Điều này dẫn đến mấy triệu tấn rác tắc ức ở các "nước giàu" không biết về đâu?

Tại “miền đất hứa” khác, Đông Nam Á cũng đang dần xiết chặt nhập khẩu bởi những container rác thải nhựa nguy hại. Các nước cũng sẵn sàng trả lại những “kiện hàng” không đúng tiêu chuẩn và quy định.

Các nước giàu nên tử tế hơn trong xuất khẩu rác thải

Rác thải nhựa không phải là mặt hàng đại trà mà phải tuân thủ quy định cụ thể. Tuy nhiên, các nước phát triển có đang phớt lờ điều này, tiếp tục bán rác thải nguy hại, không đạt tiêu chuẩn.

Muốn bán rác thải nhựa, các nước phải đảm bảo các yếu tố:

  • Phù hợp với Công ước Basel (thông qua năm 1989) và quy định của Liên Hiệp Quốc về xuất khẩu rác thải nhựa đạt chuẩn. Không được bán rác thải nguy hại đến các nước kém phát triển không có đủ khả năng tái chế hay xử lý.
  • Đảm bảo quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về lĩnh vực kinh doanh này. Theo đó, cấm xuất khẩu rác thải nhựa nguy hại, khó tái chế từ châu Âu sang nước ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Raacutec thải nhựa
Rác thải nhựa ngập tràn trên thế giới. Nguồn: Unsplash.

Một lượng lớn container rác thải được xuất đi đều chứa chất thải độc hại, chưa phân loại, không đạt chuẩn. Thế mới có chuyện, các nước nhập khẩu quyết định tạm ngừng, kiểm định hay từ chối nhập khẩu.

Mới đây nhất là Malaysia đã quyết định hoàn trả lại container chứa rác thải vi phạm quy định của Liên Hiệp Quốc về nước sở tại (Mỹ) ngay cả khi chưa cập bến nước này.

Các nước nhập khẩu rác thải nhựa đừng nghĩ mình vô can

Nếu các nước xuất khẩu rác cố tình “lách luật” để bán tháo những container rác thải nguy hại, không đạt chuẩn thì các nước nhập khẩu cũng đừng nghĩ mình vô can.

Raacutec thải nhựa
Nguồn: Unsplash.

Các nước nhập khẩu rác thải nhựa nên cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro về ô nhiễm môi trường. Thông thường, chỉ 70% số rác thải nhập khẩu được tái chế. 30% còn lại không thể dùng và bị/gây ra ô nhiễm.

Trung Quốc là ví dụ điển hình làm giàu từ rác thải nhưng gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề. Nước này đã phải cấm nhập khẩu rác thải rắn vì tình trạng ô nhiễm nước và không khí tăng cao.

Các nước châu Á đang là nơi có tốc độ xả ra thải nhựa kinh hoàng. Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam thải ra 60% trong số 8 triệu tấn nhựa ra biển mỗi năm. Nghịch lý nằm ở chỗ, các nước này đang tích cực nhập khẩu rác thải nhựa nhưng tự mình vứt rác ra đại dương, gây lãng phí và ô nhiễm.

Raacutec thải nhựa bị xả trộm ra biển
60% trong 8 triệu tấn rác thải nhựa xả ra biển mỗi năm đến từ châu Á. Nguồn: Unsplash.

Bên cạnh đó, sự lỏng lẻo trong quản lý mua bán rác thải nhựa đã tạo nên những kịch bản xấu không thể nào cứu vãn. Tại Việt Nam, hàng trăm container rác neo đậu tại các bến cảng không ai nhận, khó tái xuất dẫn đến bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm.

Sau tất cả: rác sẽ về đâu?

Rác không tự sinh ra cũng không thể mất đi; chúng chỉ chuyển từ nơi này đến nơi khác. Khi ngành xuất-nhập khẩu này thuận lợi, rác thải được chuyển từ nước phát triển sang nước đang phát triển. Khi ngành này bất ổn, rác sẽ bị ứ đọng tại nước giàu và cần tìm nơi tẩu tán.

Rõ ràng ngành xuất-nhập khẩu rác thải nhựa không là giải pháp hiệu quả nhất cho cả vấn đề phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Nếu ngành kinh doanh đình trệ hay chấm dứt, “khủng hoảng" dòng dịch chuyển rác sẽ xảy ra.

Câu hỏi lúc này là: Rác sẽ đi về đâu?

Taacutei chế raacutec thải nhựa thagravenh trang phục
Rốt cuộc... rác thải nhựa về đâu? Nguồn: Unsplash.

Rác thải nhựa sinh ra ở đâu sẽ ở yên chỗ đó? Chúng sẽ được tái chế, đốt hoặc chôn lấp như cách người Thụy Điển đã làm rất hiệu quả? Hay được xả ra biển như cách mà người châu Á vẫn đang làm, với hơn 8 triệu tấn mỗi năm? Hay là đóng vào container “vô thừa nhận” tại các các bến cảng?

Những câu hỏi trên vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục ngành xuất-nhập khẩu rác thải nhựa, các nước cần phải tôn trọng luật pháp và những cam kết khác. Chỉ có như thế, cơn khủng hoảng xuất-nhập khẩu mới có thể chấm dứt và nối lại.

WallE biết yecircu
Phim WALL-E (Rô bốt biết yêu). Nguồn: Pixar.

Tóm lại là, cơ hội lên mặt trăng sinh sống còn rất thấp, còn Wall-E thì chỉ có trong phim hoạt hình của pixar mà thôi. Trước viễn cảnh thế giới ngập tràn rác, chúng ta phải tự “giải-rác" trước tiên...cho đến khi ngừng “đẻ” rác, công nghệ xử lý rác hiệu quả hơn. Mà việc nào cũng khó và không thể giải quyết một sớm một chiều.