Vì sao cú Duolingo gắt gỏng vậy?

Và liệu có cách nào để chim cú này nguôi giận?
Varie Le
Cú Duo đáng sợ đến cỡ nào?

Cú Duo đáng sợ đến cỡ nào?

1. Meme cú Duo là gì?

Meme cú Duo là tập hợp hình ảnh hài hước của một chú cú xanh có tên Duo. Chú cú này là linh vật của ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo.

Thực tế, chim cú Duo khá lịch sự, dễ mến, nhưng qua bàn tay nhào nặn của các nhà meme học, cú Duo bỗng hóa thành một sinh vật luôn giận dỗi, gắt gỏng, và sẵn sàng bắt người dùng phải “trả giá” vì tội lười học.

2. Nguồn gốc meme cú Duo?

Một trong những điều thu hút nhất ở app Duolingo là tính năng học được game-hóa (gamification). Việc tạo ra một linh vật xuyên suốt các trò chơi giúp gia tăng mức độ gắn kết giữa người dùng và nền tảng.

Trong ứng dụng, chim cú xanh Duo đóng vai trò như người bạn đồng hành. Theo nhà sản xuất, chim cú đại diện cho kiến thức, sự thông thái, còn màu xanh lá lại xuất phát từ một câu chuyện đùa trong công ty. CEO Duolingo Luis von Ahn chia sẻ với tờ The Verge, cộng sự của anh là Severin Hacker ghét màu xanh nên không muốn chim cú có màu này. Và để đùa giỡn với đồng nghiệp, cả team quyết định chọn... xanh lá.

Nếu đã dùng Duolingo, bạn sẽ nhận ra ứng dụng này rất chăm nhắc người dùng học bài. Chỉ cần bỏ lỡ bài học một thời gian, chim cú Duo sẽ xuất hiện và hỏi han bạn. Vì không phải ai cũng thoải mái với tính năng này, một số người bắt đầu chế meme để đẩy sự “hỏi han” này lên một level mới.

Vào năm 2017, tài khoản có tên knightcore đăng tải 1 phiên bản đáng sợ của Duo lên Tumblr. Trong ảnh, cú Duo đang nhắm súng vào những người phớt lờ thông báo của Duolingo. Bài đăng đã nhận được sự chú ý với hơn 150 nghìn notes (tương tự như like trong facebook).

3. Vì sao meme này được yêu thích?

Chim cú Duo gây ấn tượng với người dùng nhờ ngoại hình dễ thương, đồng thời thể hiện đầy đủ các cung bậc cảm xúc. Khi bạn bỏ lỡ bài học, chú chim có thể xuất hiện dưới một bộ dạng tội nghiệp.

Phương pháp tạo động lực kiểu gây hấn thụ động (passive aggressive) của Duolingo không được lòng tất cả. Theo phân tích của tờ Mashale, thông báo và email của Duolingo đánh vào tâm lý cảm thấy tội lỗi (guilt trip). Nó thường nhắc nhở bạn rằng thứ duy nhất khiến bạn không vượt qua các câu đố là do chính bản thân bạn, nếu không tiếp tục thì bạn đang chấp nhận thất bại.

Tâm lý này tạo cảm hứng để các nội dung meme về sau ngày một gắt gỏng hơn, làm nhiều người lầm tưởng chim cú Duo thật sự đánh đá và hung hăng như vậy.

Trong khi một số thương hiệu không thích đứa con tinh thần của mình bị đem ra chế giễu, thì Duolingo lại chọn “hùa theo” một cách tinh tế. Năm 2019, Duolingo úp mở về tính năng mới trên Twitter, đính kèm bức ảnh minh họa là chú cú Duo đang đứng trong bóng đêm.

Sau đó, đúng vào ngày Cá tháng Tư năm 2019, Duolingo đăng tải đoạn clip giới thiệu về tính năng mới: Duolingo push. Cụ thể, nếu bạn bỏ qua thông báo học bài nhiều lần, cú Duo khổng lồ sẽ thật sự xuất hiện trước mặt bạn và cản trở cuộc sống của bạn, dù bạn ở đâu, với ai. Trò đùa này của Duolingo đã đem về rất nhiều phản hồi tích cực.

Giám đốc Marketing của Duolingo cũng bày tỏ sự yêu thích với những chiếc meme Duolingo. Để chiều lòng cộng đồng mạng, cả team đã tận dụng lợi thế sẵn có và đẩy các chiến dịch truyền thông. Nhờ đó khiến người dùng mê mẩn Duolingo hơn nữa. Nhiều chuyên trang về marketing cũng đánh giá cao các chiến lược này.

5. Các biến thể khác?


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục