Việt kiều và du học sinh về nước xin việc: Dễ hay khó?

Ngày càng có nhiều nhân tài Việt kiều có ý định về nước lập nghiệp nhưng còn nhiều băn khoăn về cơ hội việc làm cũng như phúc lợi và điều kiện sống. Đâu là cơ hội cho họ?
Bích Trâm
Nguồn: Shutterstock

Nguồn: Shutterstock

Những năm gần đây, Việt Nam là điểm đến sáng giá thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nhiều doanh nghiệp đa quốc gia. Sự gia nhập của các doanh nghiệp đã mở ra hàng loạt cơ hội nghề nghiệp, dẫn đến nhu cầu nhân lực chất lượng cao tăng lên. Từ đây, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đang đứng trước thách thức thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để lấp đầy khoảng trống nhân lực, một trong những giải pháp hiệu quả được cân nhắc là thu hút nhân tài người Việt đang sinh sống tại nước ngoài.

Tại sao lại là Việt kiều?

Những lĩnh vực mới như khoa học dữ liệu, bảo mật an ninh mạng, kỹ sư, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá,... không chỉ cần trình độ chuyên môn cao mà còn yêu cầu ngoại ngữ, khả năng hòa nhập với môi trường làm việc đa văn hoá và áp lực cao.

Trong khi đó, nhân lực Việt ở nước ngoài đã có sẵn kinh nghiệm làm việc ở môi trường quốc tế, được tiếp xúc với những công nghệ hàng đầu thế giới, có tư duy phản biện và sự linh hoạt dễ thích nghi hơn với hoàn cảnh. Họ cũng có nền tảng văn hoá bản địa nên có thể dễ hòa nhập hơn với môi trường làm việc trong nước so với người ngoại quốc.

Ở chiều ngược lại, khảo sát mới đây của Tập đoàn Tư vấn tuyển dụng Robert Walters (RW) cho thấy 71% người Việt Nam sống ở nước ngoài đang tích cực xem xét khả năng quay trở lại quê hương sinh sống và làm việc trong vòng 5 năm tới.

Dù vậy, không ít người Việt hải ngoại vẫn chần chừ với quyết định đi hay ở vì họ còn nhiều băn khoăn trước tiềm năng phát triển tại Việt Nam.

Điều gì “kìm chân” nhân tài Việt kiều về nước?

Những hiểu lầm về thị trường Việt Nam

Theo các chuyên gia tư vấn tuyển dụng của Robert Walters, nhân lực người Việt ở nước ngoài lâu năm không quá hiểu biết về thị trường lao động trong nước. Vì vậy, họ có thể giữ một vài định kiến như: không nhiều người Việt biết nói tiếng Anh và thị trường trong nước vẫn còn nghèo nàn, kém phát triển.

Thực tế, trình độ tiếng Anh chung của người lao động Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Ngày càng nhiều bạn trẻ có vốn tiếng Anh rất tốt từ khi còn ngồi ghế nhà trường, và sau này trở thành nguồn nhân lực trọng điểm của nhiều doanh nghiệp lớn.

Thị trường trong nước cũng có nhiều khởi sắc khi chính phủ nỗ lực ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA), hiệp định khu vực bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chênh lệch về mức lương mong đợi và thực tế

Theo báo cáo của RW, “Sự khác biệt về lương thưởng và phúc lợi” là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất cản trở quyết định về nước (chiếm 55%).

Mức lương hiện tại ở Việt Nam thường thấp hơn nhiều so với ở nước ngoài do mức chi phí sống và chi tiêu ở đây thường thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra so với phần lớn các nước, thuế Việt Nam thường thấp hơn (phụ thuộc vào mức thu nhập và khung thuế của mỗi nước).

Ngoài ra, nhiều Việt kiều cho rằng, với vốn kinh nghiệm, kiến thức, và kỹ năng được rèn giũa ở thị trường quốc tế, họ sẽ dễ tìm việc khi về nước và sẽ được các tập đoàn đa quốc gia săn đón cũng như đề nghị một mức lương cao. Tuy nhiên, thực tế, với những vị trí cấp thấp, cấp quản lý và ngành nghề không quá đặc thù như marketing, FMCG, bán lẻ,... thì thị trường lao động nội địa đã rất cạnh tranh. Đặc biệt là khi thế hệ trẻ ngày càng giỏi giang, bản lĩnh hơn và chắc chắn là ít tốn ngân sách hơn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Việt kiều tìm được “bến đỗ” sự nghiệp ở Việt Nam?

Đặt kỳ vọng phù hợp

Nếu có sự chênh lệch về mức lương mong đợi, Việt kiều cần cân nhắc lại chi phí sống và chi tiêu ở Việt Nam để điều chỉnh lại sao cho phù hợp. Hoặc, nếu ứng viên có thể chứng minh được với các nhà tuyển dụng khả năng và tiềm năng mình có thể mang lại thì công ty cũng sẵn lòng đề xuất một mức lương tốt hơn.

Tìm đến chuyên gia

Việt kiều có thể tìm đến những trung tâm tư vấn tuyển dụng uy tín để được tư vấn kỹ hơn về lĩnh vực và tình hình thị trường trong nước.

Những trung tâm này sẽ đồng hành cùng ứng viên từ lúc còn ở nước ngoài cho đến khi về nước, giải thích rõ cho họ về cách làm việc, văn hóa doanh nghiệp và cả cách giao tiếp sao cho phù hợp. Đồng thời, các trung tâm này là cấu nối, giúp ứng viên tìm được những cơ hội tốt, mang đến nhiều cơ hội, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn cho người lao động.

Một trong những ví dụ “về nhà” thành công là anh Vi Thanh Tuấn, hiện là Trưởng bộ phận kế hoạch chuỗi cung ứng tại Schaeffler Việt Nam. Là một người Đức gốc Việt với mong mỏi trở về quê hương, anh Tuấn tham gia vào chương trình “Come Home Phở Good” của Robert Walters để được hỗ trợ tìm công việc phù hợp tại Việt Nam.

Networking

Tham gia những cộng đồng Việt kiều hải ngoại như Overseas Vietnamese và các sự kiện kết nối Việt kiều, các hoạt động networking lớn trong lĩnh vực chuyên môn để giao lưu, gặp gỡ những chuyên gia trong ngành, mở rộng mối quan hệ, và có cái nhìn rõ nét hơn về thị trường nội địa.

Overseas Vietnamese Summit - HOMECOMING

Tham gia ngay chuỗi sự kiện dành riêng cho cộng đồng Việt kiều và được lắng nghe những câu chuyện "hồi hương" lập nghiệp ở thị trường Việt Nam năng động.

Ngày: 23-25/01/2024
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh

Mua vé tại đây.

Xin cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình: Techcombank (Title Sponsor), Masan Group (Major Sponsor), Robert Walters (Program Sponsor), New World Saigon Hotel, Shri Lifestyle Dining, Wiking Salon (Venue Sponsors), Recruitery (Booth Sponsor).


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục