Shoppertainment là gì mà khiến ta chốt đơn không ngừng?

Khi người dùng chuyển từ mua sắm tùy hứng sang tìm kiếm nội dung giải trí và giáo dục, cũng là lúc shoppertainment bùng nổ mạnh mẽ.
Minh Trang
Nguồn: Unsplash

Nguồn: Unsplash

1. Shoppertainment là gì?

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), chỉ hình thức mua sắm trực tuyến thông qua hoạt động giải trí. Trong từ điển Oxford (1990), shoppertainment được định nghĩa là hoạt động marketing cung cấp tiện ích giải trí bên trong hoặc xung quanh cửa hàng bán lẻ, nhằm thu hút khách hàng và thúc đẩy việc mua sắm.

Khác với mua sắm trực tuyến thông thường, shoppertainment tập trung vào việc mang đến nội dung giáo dục và giải trí để kích thích sự tò mò của người tiêu dùng, đồng thời tích hợp các sản phẩm vào trong những trải nghiệm này.

Ngoài ra, shoppertainment cũng cho phép người dùng tương tác trực tiếp với nhà bán hàng và doanh nghiệp thông qua các hoạt động hai chiều. Các nội dung tiêu biểu cho hình thức mua sắm này có thể kể đến hoạt động minigame, livestream bán hàng...

2. Nguồn gốc của shoppertainment?

Thuật ngữ này được cho là xuất hiện lần đầu vào năm 1993, trong một bài viết của Cựu thủ tướng Canada - Lester B.Pearson. Khái niệm này trở nên phổ biến hơn khi Lazada bắt đầu phát triển hình thức bán hàng livestream tương tác vào năm 2016 tại Trung Quốc.

Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến và tiêu dùng thông minh của khách hàng tăng mạnh sau đại dịch, shoppertainment trở thành xu thế kinh doanh mới và tiếp tục mở rộng trên toàn thế giới.

3. Tại sao shoppertainment lại phổ biến?

Báo cáo của Accenture và TikTok năm 2024 cho thấy shoppertainment góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử thông qua việc phát triển nội dung đa kênh. Chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giá trị thị trường nà dự kiến đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Shoppertainment trở nên phổ biến vì các thương hiệu nhận thấy tầm quan trọng trong việc sử dụng nội dung kết hợp giải trí, giáo dục và tương tác cộng đồng đối với hiệu quả kinh doanh. 79% người tiêu dùng đang thay đổi hành vi mua sắm, từ chỉ quan tâm đến giảm giá, sang tìm kiếm nội dung thể hiện giá trị thực sự của sản phẩm. Họ tin tưởng những nội dung chân thật và có kết nối về mặt cảm xúc.

Một ví dụ thành công là chiến dịch của Lazada tại Indonesia nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu. Người dùng chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm trên TikTok để nhận các ưu đãi, kết quả chiến dịch đạt 260 triệu lượt xem và tăng 13 lần nội dung người dùng tạo ra.

Tại Việt Nam, nền tảng TikTok đã thành công trong việc xây dựng một mạng lưới KOLs và KOCs để tăng độ uy tín của sản phẩm đối với khách hàng.

Sự phát triển mạnh mẽ của shoppertainment cho thấy nội dung không chỉ đơn thuần là phương tiện giải trí mà còn thúc đẩy quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

4. Cách dùng shoppertainment?

Tiếng Anh:

A: Last night, I was scrolling through TikTok until 3 AM and ended up making 10 purchases.

B: That's because the shoppertainment trend is booming. Brands are investing a lot in content, making you want to keep buying.

Tiếng Việt:

A: Tối qua lỡ nằm lướt TikTok đến 3 giờ sáng, kết quả tui chốt luôn 10 đơn hàng.

B: Tại vì xu hướng shoppertainment đang bùng nổ đó. Các thương hiệu đầu tư nhiều vào nội dung, làm bà muốn chốt đơn liên tục luôn.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục