4 Lầm tưởng của người Việt về chuyện học luật

Phải nói nhiều và học thuộc lòng giỏi mới nên học luật? Trên thực tế, ngành luật đòi hỏi nhiều hơn chỉ học vẹt và cái miệng "bô" đấy.
Trường Giang
4 Lầm tưởng của người Việt về chuyện học luật

4 Lầm tưởng của người Việt về chuyện học luật

Dưới sự chuyển mình của cuộc Cách mạng 4.0, việc tìm kiếm thông tin hướng nghiệp đã không còn là thách thức với thế hệ trẻ nữa. Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng có ‘nỗi oan’ của nó từ hình ảnh được cộng đồng phác họa trên các công cụ tìm kiếm và các kênh thông tin. Ngành luật cũng không ngoại lệ.

Là một sinh viên luật, tôi nhận ra những người ngoài ngành có rất nhiều hiểu lầm về công việc của chúng tôi. Sau đây là 4 hiểu lầm phổ biến nhất.

1. Học luật là sau này ra trường làm luật sư?

Có không ít người trong xã hội đã mặc định về công việc của những cử nhân luật là như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, luật sư chỉ là một trong số rất nhiều những công việc mà một cử nhân luật có thể lựa chọn sau khi ra trường.

Nếu như bạn không có đam mê với nghề luật sư, một cử nhân luật có thể theo đuổi vị trí của một chuyên viên tư vấn pháp lí, một nhân viên pháp chế cho các cơ quan, tổ chức, công ti và doanh nghiệp…

Cơ hội cho các cử nhân luật làm công việc liên quan đến tư vấn thủ tục pháp lí hoặc quản trị doanh nghiệp đã rộng mở hơn nhiều lần so với trước đây.Hoặc nếu bén duyên với ngành sư phạm, bạn cũng có thể trở thành một giảng viên luật học. Ngoài ra, theo chia sẻ của thầy Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, một cử nhân luật cũng có thể trở thành một công chức nhà nước, để từ đó tiếp tục đi theo con đường của một chính trị gia.

Như vậy, cử nhân luật có nhiều hơn một lựa chọn hay cơ hội về nghề nghiệp. Và môi trường làm việc của những người theo đuổi ngành, nghề này, cũng không nhất thiết phải là tòa án, văn phòng luật sư hay văn phòng công chứng như trước giờ nhiều người Việt vẫn lầm tưởng.

2. Học luật là phải nói rất nhiều?

Xuất phát từ lầm tưởng thứ nhất, khi quan sát những người luật sư phải tranh tụng rất nhiều trong phiên tòa để bảo vệ cho thân chủ của mình, đa số người Việt cho rằng học luật là phải nói nhiều. Song, đây cũng chỉ là một góc nhìn phiến diện về ngành luật.

Tỉ lệ luật sư/số dân của Việt Nam vẫn nằm ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.Thực tế, khi học luật, bạn sẽ được rèn luyện tư duy logic, sáng rõ về những vấn đề mà mình gặp phải. Để từ đó, việc giải quyết vấn đề không nằm ở việc bạn nói nhiều hay ít, mà nằm ở việc bạn nói gì, nói ở đâu và nói khi nào. Hay có thể hiểu, học luật không phải là học cách nói nhiều lên, mà là học cách nói ít lại, nhưng vẫn đủ, vẫn đúng và vẫn trúng.

3. Học luật dễ thất nghiệp?

Quan điểm học luật dễ thất nghiệp là một quan điểm đúng, nhưng đó là với hoàn cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội Việt Nam của những năm trước. Hiện tại, với sự đầu tư của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, cơ hội cho các cử nhân luật làm công việc liên quan đến tư vấn thủ tục pháp lí hoặc quản trị doanh nghiệp đã rộng mở hơn nhiều lần so với trước đây.

Còn với nghề luật sư hiện nay, cả nước mới có tổng cộng hơn 13.000 luật sư đang hành nghề, tỉ lệ luật sư/số dân của Việt Nam vẫn nằm ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Việc học luật cũng không thể cứng nhắc trong khuôn khổ các văn bản pháp luật.Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên luật khi ra trường cũng một phần phụ thuộc vào kĩ năng, trình độ chuyên môn cũng như khả năng ngoại ngữ của các bạn. Vì vậy, không chỉ luật học, mà bất kì ngành, nghề nào cũng cần đến sự cố gắng, nỗ lực của người theo đuổi nó.

4. Học luật là phải học thuộc hết các văn bản pháp luật?

Người Việt Nam thường lầm tưởng rằng, sinh viên luật sẽ dành thời gian 4 năm Đại học của mình để “ngốn” hết các văn bản pháp luật đã được ban hành. Và vì thế, họ cho rằng những bạn có khả năng ghi nhớ tốt sẽ đồng nghĩa với việc học luật giỏi.

Tuy nhiên, khi học luật, bạn được yêu cầu nắm vững những khái niệm, nguyên tắc áp dụng chung. Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào sự phán đoán, tư duy logic của bạn trong việc giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể, cũng như kĩ năng tra cứu luật và các văn bản pháp lí khác…

Đồng thời, do bản chất pháp luật gắn liền với đời sống xã hội, việc học luật cũng không thể cứng nhắc trong khuôn khổ các văn bản pháp luật được. Học luật, từ đó, còn yêu cầu sự linh hoạt, sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy, cũng như một cái nhìn tổng quan về ngành tư pháp của nước ta hiện nay.

Bài viết được thực hiện bởi Trường Giang.

Xem thêm:

[Bài viết] Con đường nào cho sinh viên ngoại ngữ?

[Bài viết] Vì sao bạn nên đi làm từ khi còn ngồi ở giảng đường đại học?


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục