7 thực phẩm và vật dụng 'kém thân thiện' với lò vi sóng

Như bao vật dụng khác, lợi ích và sự “thông minh” của lò vi sóng chỉ được phát huy khi người dùng biết cách sử dụng chúng.

Huệ Chi
7 thực phẩm và vật dụng 'kém thân thiện' với lò vi sóng

Vì tích hợp nhiều tính năng có thể đáp ứng phần lớn các nhu cầu ‘bếp núc’, nên lò vi sóng là vật dụng ‘đắc lực’ trong các gian bếp hiện đại. Quả thật sự xuất hiện của lò vi sóng mang một ý nghĩa vô cùng cao cả đối với phần lớn công dân thành thị.

Tuy nhiên, như bao vật dụng khác, lợi ích và sự “thông minh” của lò vi sóng chỉ được phát huy khi người dùng biết cách sử dụng chúng. Đối diện với một thứ đã trở nên quá phổ biến, chúng ta thường có xu hướng bỏ quên những lưu ý và cân nhắc.

Lò vi sóng tiện lợi nhưng không hoàn toàn vô hại. Không phải bất cứ thực phẩm hay vật dụng nào chúng ta cũng có thể cho vào lò vi sóng.

Ly giữ nhiệt

Phần lớn các ly giữ nhiệt hiện này thường được làm từ kim loại, đa phần là thép không gỉ. Vì lẽ đó nên các ly giữ nhiệt vốn không hề “thân thiện” với lò vi sóng.


Khi bỏ vào lò vi sóng, không chỉ chất lỏng ở trong ly không thể được làm nóng, mà tính kim loại của chiếc ly giữ nhiệt còn gây hư hại đến lò. Với những ly giữ nhiệt làm bằng sứ hoặc nhựa, bạn cũng nên kiểm tra kỹ liệu nó có thực sự an toàn để “quay” trong lò vi sóng hay không.

Các loại túi, hộp làm từ nhựa hoặc túi giấy có nhuộm màu.

Các loại túi, hộp làm từ nhựa dùng 1 lần khi trải qua quá trình hâm nóng trong lò vi sóng có thể sẽ gia tăng nguy cơ chuyển hoá chất độc vào đồ ăn.

BPA (biosphenol-A) và phthalates là hai loại hoá chất công nghiệp được sử dụng để sản xuất nhựa. BPA được dùng để làm nhựa cứng và có bề ngoài trong suốt. Còn phthalates dùng để tạo nên độ mềm dẻo cho nhựa.

Harvard Health Publishing cho biết trong quá trình đun nóng, các chất hoá học có trong nhựa có khả năng sẽ bị giải phóng. Từ đó chúng ngấm vào thức ăn đang được bao bọc. Quá trình “thẩm thấu” này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn đối với dạng thực phẩm chứa chất béo như thịt, phô mai…


Tiến sĩ Nidhi Ghildayal của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Minnesota khuyến cáo rằng vì những túi giấy thường có màu và được dán keo. Nên nó cũng là một trong những vật dụng cần cân nhắc trước khi bỏ vào lò vi sóng.

Các chất hoá học có trong nhựa được tiêu thụ về lâu dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Tiến sĩ Russ Hauser trả lời Harvard Health Publishing rằng BPA và phthalates là hai chất gây rối loạn tiết tố, can thiệp vào các hoạt động hormone.

Vì thế, thay vì hâm nóng trực tiếp trong hộp hoặc túi đựng dùng 1 lần, bạn nên chuyển thức ăn ra bát đĩa làm từ chất liệu khác như thuỷ tính, sứ… có dán nhãn “microwavable”.

Đối với những vật dụng nhựa “microwavable”, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng. Vì một vài sản phẩm chỉ được phép hâm nóng trong lò vi sóng một lần duy nhất. Trước khi cho vào lò vi sóng, bạn hãy chắc chắn hộp đựng của mình đã được thoáng khí.

Trứng


Trứng không nên bỏ vào lò vi sóng khi còn nguyên vỏ. Được biết sóng điện từ trong lò nhanh chóng tạo ra nhiệt lượng cao, đồng thời tạo ra hơi nóng bên trong trứng. Lượng hơi nước đó ngày càng nhiều cuối cùng tạo ra áp suất gây nổ tung trứng.

Nếu muốn luộc trứng nhanh chóng trong lò vi sóng, trước tiên bạn nên làm nóng một bát nước (đủ để ngập trứng) trong 3 phút. Sau đó, bạn dùng kim nhẹ nhàng chọc thủng vào đầu trứng rồi đặt chúng vào bát nước nóng và đậy nắp.

Cho vào lò vi sóng, bạn điều chỉnh khoảng 50% công suất và luộc trứng trong 4 phút. Dành cho những ai chuộng ăn trứng tái, bạn có thể ăn ngay khi vừa ‘ra lò’. Đối với những người có phong cách ăn truyền thống, bạn nên tiếp tục để trứng trong nước thêm khoảng 2 phút trước khi bóc vỏ.

Thịt nạc.

Vị đầu bếp nổi tiếng Mareya Ibrahim hay còn được mọi người biết đến với biệt danh ‘The Fit Foodie’ cho biết các loại thịt chứa nhiều chất béo như thịt xông khói hoàn toàn phù hợp để bỏ vào lò vi sóng nhờ vào lượng mỡ của nó.


Ngược lại, đối với các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt gà hay thịt heo nạc, quá trình làm nóng của lò vi sóng sẽ khiến thịt bị khô đến mức khó ăn.

Giấy bạc (aluminium foil)


Làm từ lá kim loại nên chắc chắn giấy bạc không hề là dạng vật dụng bạn có thể cho vào lò vi sóng. Vì giấy bạc mỏng nên khi bỏ vào lò vi sóng nó sẽ bị nung nóng, từ đó dễ gây cháy trong lò.

Rã đông thịt

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết chúng ta có thể rã đông thịt bằng lo vi sóng. Nhưng mọi người nên chế biến ngay lập tức sau khi thịt được rã đông.

Bởi quá trình làm nóng này sẽ đưa thực phẩm đạt đến khung nhiệt độ ‘nguy hiểm’ (Danger Zone: 4,4 – 60 độ C). Ngay lúc này, sự sinh trưởng của vi khuẩn được đẩy nhanh và mạnh mẽ.


“Cách tốt nhất là để thịt rã đông tự nhiên qua đêm trong ngăn mát của tủ lạnh,” Bếp trưởng điều hành Dana Murrell tại Green Chef khuyến nghị.

Sốt cà chua

Sốt cà chua được làm nên từ sự kết hợp giữa chất lỏng có độ nhớt thấp là nước cùng các tế bào không hoà tan dạng sợi có độ nhớt cao của cà chua. Dưới sự làm nóng nhanh của lò vi sóng, phần nước có độ nhớt thấp bốc hơi nhanh hơn so với các phần không hoà tan còn lại.


Vì mất nước, nên phần cà chua dạng sợi này trở nên đặc hơn, tiếp tục dẫn đến việc ngăn cản quá trình bốc hơi. Khi lượng hơi nước trở nên nhiều hơn, nó “buộc” phải giải phóng bằng cách gây tức và từ đó dẫn đến ‘vụ nổ’. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách đậy nắp vật đựng trước khi hâm nóng.

Bài viết được chuyển ngữ và tổng hợp thêm bởi Đoàn Đức Toại từ bài gốc của tác giả , được đăng trên , được đăng trên .

Xem thêm:

[Bài viết] Ăn gì để hết buồn?

[Bài viết] Ăn vặt thế nào cho lành mạnh?


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục