Hỏi "Bố mẹ đã ăn chưa?" liệu có đủ không?
Ngô Thuỳ Anh là nhà sáng lập HASU, ứng dụng tiên phong về chăm sóc sức khỏe toàn diện cho những người trên 50 tuổi. Hành trình khởi nghiệp đã giúp cô đạt được nhiều cột mốc đáng nhớ. Thuỳ Anh được vinh danh tại Forbes 30 Under 30 vào năm 2022. Mới đây, cô cũng có vinh dự trở thành một trong 16 Đại sứ trẻ toàn cầu của Samsung và Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP, quảng bá cho các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Trong quá trình vận hành HASU, Thuỳ Anh càng hiểu hơn sức mạnh của sự thấu hiểu, cảm thông khi chứng kiến niềm vui của người cao tuổi khi được lắng nghe và kết nối. Điều đó cũng tạo động lực cho cô phát triển HASU với tầm nhìn dài hạn, khuyến khích mọi người quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi.
Chị đã bắt đầu với HASU như thế nào?
Mình bắt đầu với HASU là vì ông mình. Trong những năm tháng cuối đời, ông bị rất nhiều bệnh do di chứng hậu chiến tranh. Ông chỉ lủi thủi một mình, nỗi sợ lớn nhất của ông là sống lâu, vì phải sống chung với bệnh tật, với sự cô đơn.
Đây cũng là những nỗi sợ rất phổ biến của người cao tuổi. Mình làm một khảo sát với hơn 1000 người cao tuổi, hầu hết mọi người đều có 6 nỗi sợ: sợ nghèo đói, sợ bệnh tật, sợ cô đơn, sợ bị lãng quên, sợ trở nên vô dụng, sợ chết. Những nỗi sợ cứ quẩn quanh thành vòng lặp khiến họ khó có được chất lượng cuộc sống cao.
Thế rồi Covid ập đến, hầu như mọi người chỉ quan tâm đến trẻ em, trong khi người cao tuổi lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Người cao tuổi bị cách ly đầu tiên, lại có nhiều bệnh nền, khó thích nghi với nhịp sống mới hơn người trẻ. Thế nhưng họ chưa nhận được sự quan tâm đúng mực. Vậy nên mình càng quyết tâm bắt đầu HASU nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi.
Vậy theo chị, quan tâm người cao tuổi như thế nào là đúng cách?
Mọi người thường quan tâm nhiều đến sức khỏe thể chất của người cao tuổi, cho rằng họ uống đủ thuốc, ăn đủ bữa là ổn. Thế nhưng chúng ta cũng nên chú trọng đến sức khỏe tinh thần, cố gắng lắng nghe những tâm tư, tình cảm của họ. Người cao tuổi rất mong muốn được kết bạn, được tạo ra nhiều giá trị hơn, nhưng lại thiếu phương tiện để thực hiện điều đó.
HASU bắt đầu với những lớp đào tạo công nghệ thông tin cho người lớn tuổi, và nhận thấy họ hoàn toàn có thể sử dụng smartphone hoặc Google Voice thành thạo. Tại đây, họ có thể tập luyện thể thao, tham khảo kiến thức về y học, tập khí công, thiền,... Họ cũng có thể giải trí bằng cách học đàn, học vẽ tại nhà với giáo viên, đồng thời kết nối với những người cao tuổi khác. Từ đó sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của họ đều được cải thiện.
Khởi nghiệp với những dự án về cộng đồng, điều gì là khó nhất?
Khó khăn lớn nhất là mọi người vẫn chưa hiểu bản chất của hoạt động vì cộng đồng. Có một khái niệm ngay cả những người làm công tác xã hội cũng hay nhầm lẫn, đó là đánh đồng điều này với từ thiện. Từ thiện sẽ hỗ trợ giải quyết vấn đề trong ngắn hạn. Như khi có lũ lụt, mình sẽ quyên góp nhu yếu phẩm, tài chính để phần nào giảm bớt gánh nặng cho người dân tại thời điểm đó.
Làm công tác xã chú trọng đến những tác động lâu dài, như thay đổi nhận thức của cộng đồng về một vấn đề, hoặc là tạo điều kiện cho nhóm người dễ bị tổn thương tự vươn lên hòa nhập với cuộc sống. Thông qua HASU, mình muốn cộng đồng có sự quan tâm đúng mực hơn đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi, không chỉ trong thế hệ của mình, mà còn ở những thế hệ tương lai.
Để làm được điều này cần một tầm nhìn xa và năng lực tài chính vững. Vậy nên, làm những dự án về cộng đồng sẽ khó khăn và cần nhiều nguồn lực hơn làm từ thiện rất nhiều.
Giá trị lớn nhất chị nhận được khi làm công việc này là gì?
Khi quan tâm tới những người xung quanh, tự nhiên niềm vui của mình trở nên rất thật. Làm công việc này có nhiều khó khăn và thử thách, nhưng đổi lại, mỗi ngày với mình là một ngày ý nghĩa.
Công việc này cũng mang lại cho mình sức mạnh để liên tục nỗ lực phát triển. Bởi để thành công, người làm công tác xã hội phải bỏ ra nhiều công sức để thay đổi nhận thức từ cấp độ cộng đồng cho đến chính phủ. Mặc dù vất vả, mình luôn cảm thấy rất xứng đáng.
Chị nghĩ trong thời điểm khó khăn, những giá trị nào có thể giúp con người ta vượt qua biến cố và nghịch cảnh?
Sự thấu cảm sẽ giúp chúng ta hiểu và thông cảm với nhau, tạo ra sợi dây gắn kết giữa người với người, từ đó cùng nhau bước qua sóng gió và tạo nhiều giá trị to lớn. Bởi vì “có hiểu thì mới có thương”.
Khi Covid diễn ra, những người cao tuổi đã giúp đỡ, động viên nhau rất nhiều. Sự quan tâm, chăm sóc hiếm khi đến từ người trẻ. Có thể vì họ quá bận rộn với những bổn phận và trách nhiệm xung quanh. Thế nên mình rất muốn đem người trẻ lại gần với người cao tuổi, để rút ngắn khoảng cách thế hệ. Chỉ dành khoảng 30 phút trong ngày trò chuyện với bố mẹ, ông bà cũng giúp chúng ta có được cái nhìn nhân văn, sâu sắc và thấu cảm hơn.
Là một người bận rộn, chị làm thế nào để cân bằng thời gian giữa các công việc?
Để cân bằng thời gian giữa các công việc, mình lược bớt những công việc quá tỉ mẩn, chi tiết, hoặc trao quyền cho người khác hỗ trợ. Mình cũng không ngại đầu tư tiền của để tiết kiệm thời gian, từ đó tạo ra nhiều giá trị to lớn hơn. Như với phương tiện di chuyển chẳng hạn.
Vì HASU tổ chức rất nhiều sự kiện ở các tỉnh thành, không chỉ ở Hà Nội, mình dành khá nhiều thời gian trên xe. Chính vì vậy, chiếc xe cá nhân cần cho mình cảm giác như sà vào lòng mẹ, thoải mái và được bảo vệ. Thoải mái để mình có thể tranh thủ “power nap” lấy lại năng lượng. Được bảo vệ để mình có thể tự do “tăng tốc” mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Là một người mê công nghệ, mình rất thích các dòng xe với nhiều tính năng hỗ trợ người dùng, mang đến trải nghiệm lái mượt mà cùng sự thoải mái, thuận tiện trong công việc, cũng giống như Thùy Anh tạo ra công nghệ để hỗ trợ người cao tuổi.
Lexus là một chiếc xe như vậy. Dù có một mình đi qua những cung đường trắc trở, mình vẫn không cô đơn vì có người bạn đồng hành luôn nhắc nhở: “I've got your back!” (Có tôi đây rồi!).
Chị có lời khuyên nào dành cho các bạn muốn khởi nghiệp, nhất là những dự án về cộng đồng không?
Người làm cộng đồng cần phải có sự thấu cảm, thực sự quan tâm đến vấn đề cộng đồng và sẵn sàng đi cùng nó đến cùng. Nếu tập trung giải quyết vấn đề trong ngắn hạn, làm những việc quá tiểu tiết thì sẽ khó chạm tới nhiều người.
Hãy sử dụng thời gian thật thông minh. Thay vì dành rất nhiều thời gian giúp một vài cá nhân, bạn hãy đầu tư thời gian đó để học tập, nuôi dưỡng một tầm nhìn xa. Khi bạn vững vàng cả về tinh thần và tài chính, bạn có thể giúp đỡ hàng triệu người.
Lexus tiên phong kiến tạo những giá trị vị nhân sinh để gửi gắm những trải nghiệm hoàn hảo trong từng phút giây đồng hành cùng bạn.
Thương hiệu cũng mong muốn gửi gắm thông điệp về triết lý Omotenashi – một tinh thần hiếu khách từ người Nhật. Hiểu đơn giản thì bạn chính là trung tâm của mọi công nghệ mà Lexus mang đến.
Những trải nghiệm cùng tinh thần Omotenashi từ Lexus không đơn giản chỉ là cảm giác độc đáo trên một chiếc xe. Đó còn là phong cách sống tận hưởng, nơi mọi cảm xúc của bạn đều được nâng niu, lắng nghe và sẻ chia.
Cùng tìm hiểu thêm về Lexus tại đây.