Tóm Lại Là: Ngày mai không "đóng cửa toàn thành phố"!

Tin sáng ngày 15/07 toàn thành phố Hồ Chí Minh bị đóng cửa đã được xác nhận là tin giả!
Minh Anh
Những ngày tháng vắng lặng của thành phố Hồ Chí Mình | Nguồn: Unsplash

Những ngày tháng vắng lặng của thành phố Hồ Chí Mình | Nguồn: Unsplash

1. Tại sao lại có tin đính chính?

Sáng ngày 14/07, cư dân mạng lại được dịp xôn xao với tin đồn rằng thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoàn toàn đóng cửa vào ngày 15/07. Chưa kịp bớt lo thì đoạn tin nhắn của một người tự xưng là có người nhà trong bệnh viện khuyên gia đình nên tích trữ đồ ăn được lan truyền.

Trước sự lộng hành của đại hội tin giả, các cơ quan báo chí và chính phủ nhanh chóng “dập dịch tin giả", đính chính lại những thông tin sai lệch đang lan truyền.

2. Tại sao tin giả lại lan truyền?

Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của mùa dịch có lẽ chỉ là ngày được ăn đủ bữa và được an toàn giữa dịch bệnh. Chính vì vậy mà tin tức đóng cửa thành phố làm nhiều người lo lắng, sợ rằng sẽ không có đủ đồ ăn. Điều này đã dẫn tới panic buy, người người nhà nhà đi mua sắm vì hoảng loạn.

Khi cả thành phố cùng mang một nỗi lo chung, việc chia sẻ thông tin đính chính sẽ giúp làm giảm đi một phần sự lo lắng trong cộng đồng.

3. Infodemic là gì?

Những ngày gần đây, không ít lần ta mở mắt ra ta nhìn đâu cũng thấy tin buồn với những số ca nhiễm tăng cao.

WHO thậm chí còn sáng tạo ra một từ mới gọi là “Infodemic” để nhắc tới biển thông tin liên quan đại dịch mỗi ngày.

Để góp phần ngăn cản tin giả, chúng ta cần học cách kiểm chứng thông tin, nhận biết được đâu là tin tức nhằm mục đích giật gân.

Nếu bạn có lỡ chia sẻ tin giả cũng không sao cả vì đến cả Bluezone đôi khi còn nhầm lẫn. Cảm xúc và sợ hãi là công cụ mạnh mẽ đôi khi làm lu mờ lý trí. Vậy nên, chỉ cần mình học được cách lan tỏa tin thật cho cộng đồng là đã góp phần ngăn chặn đại dịch tin giả.

4. Chủ động đối phó với biến động như thế nào?

Luôn giữ một tâm thế bình tĩnh giữa đại dịch là vô cùng quan trọng. Điều này đã được nhắc tới qua chủ nghĩa khắc kỷ, một khái niệm triết học đã tồn tại từ lâu.

Nhiều khi bạn có cố gắng lên kế hoạch sắp xếp cuộc sống bao nhiêu thì vẫn có những điều khó lường xảy đến. Chấp nhận những lo âu của bản thân sẽ giúp bạn học được cách bình chân giữa đại dịch đầy biến động.

Hãy nghĩ đây là cơ hội để bạn thực hành những công thức nấu ăn “vét tủ lạnh” mới, hoặc có lẽ đây là dịp để tự mình trồng một vườn rau.

Đây chính là lúc để học cách đối mặt với biến động, bằng cách kiểm soát phản ứng của bản thân.

5. Những kế hoạch của Chính phủ để đảm bảo an toàn cho mọi người?

Từ đầu mùa dịch tới giờ Chính phủ vẫn luôn túc trực cập nhật tình hình và thông tin cho người dân. Mọi vấn đề từ vaccine cho tới thực phẩm đều được thông báo rõ ràng. Cụ thể là:

  • Đưa ra danh sách những điểm bán thực phẩm ở từng quận huyện;
  • Ra mắt websites đăng ký tiêm vaccine trực tuyến;
  • Lên kế hoạch kỹ càng cho việc điều trị F0 tại nhà, đối chiếu với các chiến lược của những quốc gia khác như Hàn Quốc;
  • Chủ động rà soát và giúp người dân xét nghiệm COVID-19;
  • Liên tục cập nhật và đính chính những tin tức gây hoang mang dư luận.

Bên cạnh đó, cả thành phố cũng đang gồng mình giúp nhau để cùng vượt qua đại dịch.

6. Đọc tin tức về mùa dịch ở đâu?

Thay vì liên tục đọc tin, bạn có thể cập nhật tin tức về dịch bệnh 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút. Đây là lời khuyên của Lynn Bufka, Phó giám đốc Nghiên cứu và Chính sách tại Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ.

Ngoài ra khi đọc tin bạn hãy chọn tin tưởng những nguồn sau đây:

7. Bạn cần biết gì thêm về đợt giãn cách xã hội này?

Vietcetera có chuẩn bị vài bài viết giúp bạn an tâm hơn một chút trong những ngày ở nhà:


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục