Xu hướng nào ở ngành Y tế với 8 tỷ dân?

Dân số thế giới chính thức cán mốc 8 tỷ, Y tế số sẽ làm gì để cải thiện một ngành Y tế đông dân?
Trân Trân
Nguồn: Bobby Vu cho Vietcetera

Nguồn: Bobby Vu cho Vietcetera

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Podcast Vietcetera | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Ngày 15/11/2022 vừa qua, thế giới chính thức đạt 8 tỷ dân, mở ra một giai đoạn phát triển quan trọng cho xã hội loài người đặc biệt là trong lĩnh vực Y tế.

Theo đó, tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt là ở các đô thị lớn. Đội ngũ Y tế và cơ sở khám chữa bệnh sẽ gặp không ít thử thách, vì người chữa thì ít mà người bệnh thì ngày một nhiều.

Đó chỉ là một trong những viễn cảnh dự báo cho một nền Y tế 8 tỷ dân. Và Y tế số chính là xu hướng tất yếu toàn cầu giúp tối ưu trải nghiệm cho cả 3 bên: bệnh viện, bác sĩ và bệnh nhân.

Vậy thì Y tế số là gì? Tại sao lại là Y tế số? Khách mời trong tập Vietnam Innovator Podcast kỳ này là anh Trần Quốc Dũng - CEO Ominext Group - Đơn vị duy nhất tại Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Công nghiệp Phát triển hệ thống y tế và phúc lợi xã hội Nhật Bản – JAHIS, đối tác phát triển công nghệ thị trường Y tế Nhật Bản, để lý giải về xu thế Y tế số hiện nay.

Y tế số là gì? Tại sao lại là Y tế số?

“‘Y tế số’ là số hóa những gì liên quan đến Y tế” - anh Dũng giải thích. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ và chăm sóc sức khỏe để tối ưu dịch vụ Y tế cho từng cá nhân.

Tuỳ từng quốc gia có những chính sách khác nhau nhưng tựu chung đều hướng tới việc xây dựng nền tảng hạ tầng Y tế số bao gồm:

  • THỨ 1 - MÃ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN: Ở Việt Nam là mã số trên Căn cước công dân gắn chip. Thông tin sức khỏe và bảo hiểm từ A-Z của một cá nhân từ lúc sinh ra đến khi mất đi có thể được truy xuất qua một mã duy nhất.
  • THỨ 2 - PHỔ CẬP EMR (ELECTRONIC MEDICAL RECORDS): Hệ thống bệnh án điện tử giúp lưu trữ thông tin bệnh án bệnh nhân online.
  • THỨ 3 - XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU Y TẾ SỐ QUỐC GIA (EHR - ELECTRONIC HEALTH RECORDS): Hệ thống cơ sở dữ liệu sức khỏe được lưu trữ và đồng bộ hóa ở tầng quốc gia, nối các EMR (bệnh án) lại với nhau. EHR có nhiệm vụ tạo tự động hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng bệnh nhân bằng cách tổng hợp dữ liệu y tế của từng bệnh nhân đến từ nhiều hệ thống EMRs của nhiều cơ sở y tế, và bổ sung dữ liệu sức khỏe cho từng bệnh nhân.
  • THỨ 4 - ỨNG DỤNG ĐƠN THUỐC ĐIỆN TỬ: Không còn là đơn thuốc giấy thủ công, tất cả chẩn đoán và danh sách thuốc từ bác sĩ đều được lưu lại qua máy tính.
  • THỨ 5 - PHR (PERSONAL HEALTH RECORDS): Hồ sơ sức khỏe cá nhân được quản lý bởi chính bệnh nhân chỉ bằng smartphone, cho phép họ tự ghi chép một hồ sơ 'riêng' về dị ứng, thuốc men, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình… Hồ sơ PHR gồm sự kết hợp thông tin lâm sàng từ các lần khám chữa bệnh, kết quả khám sức khỏe, kết quả xét nghiệm,và dữ liệu mà bệnh nhân có thể tự theo dõi.
  • THỨ 6: THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG PRIMARY CARE: Chăm sóc sức khỏe tiện lợi.

Ngoài ra, Y tế số còn có thể ứng dụng bằng telehealth (thiết bị khám bệnh từ xa) hay telemedicine (Y tế từ xa).

Y tế số trên thế giới sẽ như thế nào?

Ở phạm vi toàn cầu, anh Dũng cho biết hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á vẫn trong quá trình xây dựng Y tế số. Ngay cả Nhật Bản cũng chỉ có 60% bệnh viện có bệnh án điện tử, chứng tỏ độ phổ cập chưa cao. Vì đặc tính cá nhân hóa, các nước châu Âu thưa dân, ưu tiên phúc lợi xã hội sẽ có đà phát triển Y tế số mạnh mẽ hơn.

Y tế số được chia làm 2 xu hướng chính:

Y tế dựa trên dịch vụ (Fee For Service)

Đây là hình thức khám theo dịch vụ bác sĩ yêu cầu. Bệnh nhân trả phí để thực hiện các xét nghiệm mà không hiểu rõ ý nghĩa, không biết chúng có mang lại giá trị gì cho mình hay không. Dẫn đến việc phải chi trả để thực hiện nhiều xét nghiệm không cần thiết, mà đây lại là nguồn thu nhập quan trọng cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Trước xu hướng Y tế số, trên thế giới đã và đang có sự chuyển dịch từ bán “dịch vụ” sang bán “giá trị” cho người dân.

Y tế dựa trên giá trị (Value Based Healthcare)

Đây là chính sách ưu tiên quyền lợi của người bệnh lên hàng đầu, khi chính bệnh nhân sẽ được quyền lựa chọn có sử dụng dịch vụ hay không sau thời gian trải nghiệm. Bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình và cam kết với bệnh nhân về chỉ số sức khỏe sau điều trị, nếu kết quả không như cam kết, bệnh nhân có quyền hủy dịch vụ và trả ít chi phí.

Y tế số có thể ứng dụng thế nào trong cuộc sống người Việt?

Xét về ứng dụng Khoa học Công Nghệ trong Y tế, Việt Nam vẫn còn khá “mới” ở sân chơi này khi số lượng bệnh viện có ứng dụng Y tế số chỉ khoảng 30-40 trên tổng số khoảng 1500.

Để hiểu rõ thị trường Việt, ta cần xem xét 5 nhóm đối tượng trong hệ sinh thái Y tế (5P):

  • POLICY MAKER: người đưa chính sách về nền Y tế dựa trên giá trị (value-based) và phổ cập cho toàn dân.
  • PAYER: các công ty bảo hiểm chi trả về Y tế.
  • PROVIDER: gọi chung các nơi cung cấp dịch vụ - bệnh viện phòng khám nhà thuốc.
  • PHYSICIAN: nhân viên của các nơi đó - bác sĩ y tá.
  • PATIENT: bệnh nhân.

Việt Nam muốn chuyển dịch sang Y tế số phải có sự kết hợp của 5 đối tượng này. Quan trọng nhất là Provider - bên cung cấp dịch vụ Y tế, bệnh viện phòng khám, vì bản thân họ phải hiểu họ sẽ cung cấp giá trị gì cho bệnh nhân.

Chỉ mất 5 phút để được chăm sóc sức khỏe uy tín từ các nhà thuốc

Theo đề xuất của anh Dũng, Y tế số Việt Nam có thể bắt đầu từ nâng cấp hệ thống các nhà thuốc. Theo IQVIA, tổng số nhà thuốc năm 2021 ở Việt Nam là 44.600, với tỉ lệ nhà thuốc trên đầu người ở Việt Nam cao hơn hẳn Nhật Bản.

Tận dụng sự phổ biến của mật độ nhà thuốc tại Việt Nam, Ominext tham vọng biến mọi nhà thuốc thành “Primary Care Hub” (trung tâm chăm sóc sức khỏe tiện lợi). Tại đây ai cũng có thể đến khám bệnh, nhận toa, lấy thuốc, được đo đạc các chỉ số và thậm chí là nghe tư vấn từ các chuyên gia sức khỏe (health coach).

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bệnh nhân sẽ được giám sát tiến trình các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao,... một cách chuyên sâu ở các trung tâm, mà không cần can thiệp từ bác sĩ.

Phương pháp chăm sóc phòng bệnh này đặc biệt phù hợp với các nước thiếu hụt đội ngũ y bác sĩ, “khi 1 chuyên gia sức khỏe có thể tư vấn được cho tận 300 bệnh nhân phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng” - anh Dũng trích theo thống kê từ Đan Mạch.

Chuỗi nhà thuốc OmiPharma và chiến lược 10 năm xây dựng “Trạm sức khỏe” khắp Việt Nam

OmiPharma là thương hiệu nhà thuốc tiêu chuẩn Nhật Bản thuộc Ominext Group - một trong những hạt giống đầu tiên ứng dụng các tiến bộ Y tế số từ Nhật Bản về Việt Nam.

Với chuỗi OmiPharma, CEO Quốc Dũng mong muốn mở rộng hệ thống Hồ sơ sức khỏe cá nhân (PHR), để sau này khi Việt Nam bắt đầu có Hệ thống cơ sở dữ liệu sức khỏe (EHR), ta hoàn toàn có thể truy cập vào PHR của OmiPharma để đồng bộ dữ liệu bệnh nhân.

Trong đó, anh sẽ phát triển OmiPharma để xây dựng một nền tảng cơ sở hạ tầng về Y tế dự phòng tại Việt Nam, bắt đầu từ các khu dân cư. Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Nhật Bản cũng sẽ được du nhập và sử dụng tại các hiệu thuốc OmiPharma, sau đó sẽ tiến đến phát triển hệ thống và kết nối với các bác sĩ gia đình để làm “primary care” mang Y tế tiếp cận đến người dùng.

Hiện nay OmiPharma đang có tổng cộng 6 hiệu thuốc, kỳ vọng sẽ tăng lên 100 trong 2025, và phổ biến lên 200 hiệu thuốc vào 2027. Số lượng đi kèm với chất lượng, CEO Trần Quốc Dũng cũng nhấn mạnh giá trị là tiêu chí hàng đầu mà các hiệu thuốc OmiPharma có thể mang đến cho hệ thống, người bệnh, và các stakeholders khác. Đây sẽ là con đường 5-10 năm để xây dựng nhận thức người tiêu dùng về Y tế số ở Việt Nam.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục