Phụ nữ của công việc - lúc ở nhà!

Trong phần mới của series A Working Woman, Vietcetera kết hợp với series In Her Nest để mang đến cho đọc giả góc nhìn mới về các working woman nhé

Minh Ng
A Working Woman In Her Nest feature

Nguồn: Maika Elan cho Vietcetera

Cho tháng về Phụ nữ, In Her Nest là một series chúng tôi cùng nhiếp ảnh gia Maika Elan đến thăm ngẫu hứng 5 người phụ nữ từng xuất hiện trong series A Working Woman đang sống cùng thành phố. Mỗi buổi chụp có lúc nhanh chóng chỉ 45 phút đến những cuộc hàn huyên hết nguyên 2 tiếng buổi sáng.

Những người phụ nữ của công việc có bị “phân tâm” không, khi có máy ảnh và người phỏng vấn, Vietcetera mời bạn theo dõi ngay sau đây.

In Her Nest: Thái Vân Linh giữa bộn bề... đồ chơi

In Her Nest: Xuân Nguyễn không dưỡng da cả năm rồi

In Her Nest: Kim Oanh chuyện trò với cây cối trong nhà

In Her Nest: Thùy Minh xem phim Hàn khóc thút thít

In Her Nest: Đôi khi tất cả những gì bạn cần là một chú chó

A Working Woman đã bắt đầu như thế nào?

Tôi bắt đầu series bài viết trên Vietcetera “A Working Woman” với một sự tò mò về quá trình xây dựng sự nghiệp của những người phụ nữ. 

Tôi tin rằng trên đời này không có lối tắt, cũng không ai đi con đường giống ai, nhưng ở những thời khắc mang tính quyết định trong sự nghiệp, liệu tôi, các bạn nữ trẻ, và những người phụ nữ thành công này có trải qua những cảm xúc giống nhau? 

Dù những người phụ nữ của series có nghề nghiệp rất khác nhau, tuổi đời cũng bắt đầu chia “thế hệ”, nhưng họ có những đặc điểm chung mà bạn sẽ giống tôi, cùng nhìn thấy:

Luôn biết mình muốn gì!

Có lẽ đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở phụ nữ của sự nghiệp. Họ như những người bắn cung chuyên nghiệp, biết rất rõ mình đang dồn trọng tâm vào đâu và sẽ bắn trúng đích mọi thứ mình ngắm. 

Quỳnh Trần dù là phụ nữ nhưng lập tức “nhận thấy tại Việt Nam chưa có nhiều người kinh doanh thời trang nam. Đồ may sẵn đã hiếm, suit lại còn hiếm hơn". Vì thế chị quyết định cùng một người bạn thành lập Cooper & Co., thương hiệu chuyên cung cấp âu phục may đo cho những người đàn ông đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Còn Xuân Nguyễn, dù đã rất thành công với Bánh mì 362, vẫn “khởi nghiệp” lại với Fonos: “Sách là nguồn cảm hứng và cũng là lời giải cho những thắc mắc của mình. Nhưng vì cuộc sống kinh doanh bận rộn, rất nhiều lần mình phải dừng đọc để quay lại với công việc hằng ngày. Và cũng rất khó để có thể tìm được thời gian tập trung đọc sách, vì thế mình bắt đầu tìm đến sách nói (audio books) tiếng Anh để có thể nghe khi tập thể dục, trong xe, và ngay cả khi nấu ăn. Mình có thử tìm nhưng không có ứng dụng sách nói tiếng Việt nào khiến mình hài lòng về chất lượng tại thời điểm đó”. Và Fonos, ứng dụng audio book bằng tiếng Việt ra đời. 

Hành trình của chị Kim Oanh, CEO của Sudest Production kiêm thành viên hội đồng quản trị của công ty Red Wok, tiền thân là Wrap & Roll, lại đi dài và lâu hơn với nhiều vị trí khác nhau, nhưng sự quyết đoán về nó thì không đổi: : “Trước khi đến với ẩm thực, chị đã từng dành 7 năm đứng sau hỗ trợ chồng xây dựng Sudest Production. Khi Sudest đã ổn định, chị mới bắt đầu tách ra, xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Rồi chị đến với ẩm thực, vài năm sau, chị mở Wrap & Roll. Sau gần 20 năm gắn bó với ẩm thực, chị lại nghĩ đã đến lúc để trở về đứng mũi chịu sào với công ty sản xuất phim này.”

Với Thuỳ Minh, “chị là một người biết rất rõ sứ mệnh của mình là gì, nhưng trong sự nghiệp, chị cho phép mình không bị bó buộc trong bất cứ một ngành nghề nào, và xem sự ngẫu hứng đó dẫn mình đến đâu. Chị nghĩ con đường sự nghiệp nên thử qua thật nhiều thứ, và tùy vào từng thời điểm, môi trường khác nhau mà tính cách và quan điểm của mình lại phù hợp với một kiểu nghề khác. Suy cho cùng, hành trình của một người đi làm việc hoàn toàn là hành trình của họ đi tìm bản thân mình.” 

Khi sự nghiệp không phải số 1… 

Mà là tình cảm gia đình. Đây chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, vì trên thực tế, trong cả series, tôi không hề đặt ra câu hỏi này cho các nhân vật của mình. Nhưng họ cứ tự kể một cách tự nhiên về chuyện con cái, chồng sắp cưới hay về mẹ của mình, như thể đó là phần không thể tách rời với sự nghiệp.

Chị Thái Vân Linh, người phụ nữ thông thái nhường ấy, nhưng khi được đặt một câu hỏi về các chủ đề chị sẽ làm video tiếp theo, chị cười thật tươi và thêm vào mỗi câu trả lời rằng: Để chị về hỏi chồng chị đã. Chị cũng nghí ngủm mở lại email hay những dòng tin nhắn với chồng để khoe những nội dung mà chị và anh Kevin hay bàn bạc. 

Bánh mì 362 của Xuân Nguyễn cũng đến từ câu chuyện của bà. “Bà ngoại là một người phụ nữ từng bán bánh mì trước nhà. Cửa hàng không có tên, chỉ có số nhà — 362. Vì vậy, mọi người trong nhà mỗi lần sang thăm bà thì thường nói “Đến 362". 

“Chị đã từng có khoảng chững 7 năm trong sự nghiệp cá nhân để lui về hậu phương hỗ trợ cho chồng và chăm sóc con. Quyết định của chị khiến mọi người ngạc nhiên, vì trước đó, chị luôn là một người tham vọng, cầu tiến trong sự nghiệp. Sự thật là chị muốn có cả hai–một gia đình hạnh phúc và một sự nghiệp lẫy lừng, thế nên chị chọn đi nhanh-chậm tùy lúc”- chị Kim Oanh chia sẻ với tôi. 

Chị Thuỳ Minh, một người phụ nữ cá tính là vậy, vẫn thừa nhận rằng có con là một “bất lợi”, bởi mối ràng buộc vô hình nhưng mạnh mẽ của mình với con cái: “Có hôm chị đi làm về muộn, bay chuyến từ Hà Nội về Sài Gòn lúc 1 giờ rưỡi sáng, chưa mở cửa vào nhà mà con đã tỉnh dậy. Tức là trẻ con gắn với mẹ đến độ nó biết được là mẹ sắp về với nó. Vậy thử hình dung là cả quá trình mình ở xa thì những hoóc-môn, những cái dây thần kinh của mình nhớ con, và phân tâm mình như thế nào. Có con rồi thì phụ nữ ai cũng có những thứ bản năng như vậy.”

Điều khiến họ khác biệt?

Ngày nay, không có chuyện đàn ông đi làm và phụ nữ ở nhà chăm con như một sự phân chia vai trò trong xã hội. Có thể điều đó vẫn diễn ra, nhưng vì nó là lựa chọn. “Chị nghĩ là trong cuộc sống mỗi người sẽ có cho mình một vài giá trị. Có người chọn tập trung cho gia đình trước nhất, sau đó mới phát triển sự nghiệp riêng. Có người ngược lại, sự nghiệp trước, gia đình sau. Có người lại muốn cả hai thứ song song với nhau. Đối với chị không có gì là đúng hay sai cả, quan trọng là phải biết lựa chọn nào phù hợp với mình.”- chị Kim Oanh. 

Mặt khác, trong công việc, tốc độ làm việc và thích nghi khiến không chỉ phụ nữ, mà sẽ giúp bất kỳ ai trở nên xuất sắc. Những người phụ nữ trong “A working woman” series đều cho thấy khả năng lĩnh hội cái mới, sự thoải mái khi di chuyển giữa các lĩnh vực trái ngược nhau và vận tốc làm việc nhanh chóng mặt. Có lẽ bí mật lớn nhất của họ là đều được sinh ra dưới một chòm sao sở hữu năng lượng ở cấp độ “siêu nhân”. Hoặc đúng hơn, nó chính là sự tập trung tuyệt đối vào khoảnh khắc “ngắm bắn”. 

Cũng vì thế, nó khiến chúng tôi tò mò về những khoảnh khắc nào có thể khiến họ… phân tâm? Họ sẽ thế nào khi vừa làm việc vừa phải chăm con? Họ ra sao khi không làm gì cả? Họ có làm vài hoạt động “vô bổ” khi không có ai nhìn?


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục